Đài phát thanh và truyền hình

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC với vấn đề sử DỤNG sức MẠNH mềm văn hóa TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 41 - 50)

Chính phủ Trung Quốc liên tục đề xuất các chương trình hợp tác thơng tin với các nước, mở rộng phạm vi phủ sóng các chương trình truyền thanh, truyền hình cũng như thời lượng phát sóng ra phạm vi tồn thế giới. Hai cơ quan truyền thơng giữ vai trị trọng yếu trong công tác thông tin đối ngoại, quảng bá văn hóa Trung Quốc trên phạm vi quốc tế là Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.

Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) là đài phát thanh đối ngoại cấp

quốc gia duy nhất của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời là một trong hai mạng lưới đài phát thanh có tính tồn quốc của Trung Quốc (Đài cịn lại là Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương. Tôn chỉ làm việc của Đài là "Tăng

thêm sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới". Tiền thân của Đài là Đài Phát thanh Bắc Kinh. Hiện nay, CRI đã mở 32 cơ quan thường trú trên phạm vi toàn cầu, và sẽ xây dựng 8 Trung tâm thường trú tại khu vực châu Phi, Trung Đông, châu Âu, châu Mỹ trong 10 năm tới. Là phương tiện truyền thông của một nước đang phát triển, CRI sẽ đưa tin về sự biến đổi mới và tình hình mới của khắp nơi trên thế giới một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Tính đến ngày 1/6 năm 2011, CRI đã thành lập 60 đài FM trên toàn thế giới, hàng ngày phát sóng với thời lượng 1200 tiếng đồng hồ, đã đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Trung Quốc cho thính giả hải ngoại. Do sức ảnh hưởng quốc tế không ngừng nâng cao, khơng ít người trong ngành truyền thơng quốc tế cũng đến đài quốc tế làm việc, chẳng hạn như cựu phát thanh viên BBC Su-san Osman, hình thức chương trình của CRI cũng ngày càng phong phú đa dạng. Phó Chủ nhiệm Trung tâm phát thanh hồn cầu tiếng Anh Lý Bồi Xn nói, khi xảy ra sự kiện quốc tế lớn, CRI đều đưa tin bằng tiếng Anh trong thời gian nhanh nhất.

Nhằm thực hiện truyền thông quốc tế hiệu quả hơn, CRI khơng ngừng mở rộng hình thức phương tiện mới. Hiện nay, bạn chỉ cần kích nhẹ vào con chuột máy tính, đăng nhập trang web CRI Online là có thể truy cập những chương trình mới nhất và thông tin cập nhật nhất của CRI. Đầu năm 2011, CRI còn tiếp tục tổ hợp tài nguyên, thành lập CIBN, Đài phát thanh truyền hình Internet của CRI. Đây là tập đồn truyền thơng cỡ lớn tập hợp chương trình nghe nhìn Internet, phát thanh truyền hình điện thoại di động, IPTV, truyền hình Internet v.v.. Năm 2009, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Đài phát thanh Đối ngoại Quảng Tây đã phối hợp thành lập đài “Tiếng nói Vịnh Bắc Bộ” (BBR). Chương trình phát thanh lấy trụ cột Quảng Tây, hướng ra Đông Nam Á, phát thanh bằng 5 thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Thái Lan, tiếng Việt Nam, tiếng Quảng Đông và tiếng Phổ thông Trung Quốc với thời lượng 17 giờ, từ 7 giờ sáng đến 24 giờhàng

ngày. Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã xây trạm phát sóng ở các nước Lào, Campuchia, Indonesia... Hiện nay, CRI có thể truyền tải thơng tin tới toàn thế giới bằng 61 thứ tiếng, là cơ quan truyền thông quốc tế với số lượng ngoại ngữ nhiều nhất thế giới.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) là đài truyền hình phát

sóng chủ yếu tại Trung Quốc lục địa, có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ban đầu tương đương một bộ phận nhỏ trực thuộc giữa Chính phủ Trung Quốc và Cục quản lý Radio, phim, và Truyền hình, có nội dung đăng tải phụ thuộc và phục vụ cho chính quyền Trung Quốc. CCTV có 26 kênh truyền hình với những chương trình khác nhau, và cạnh tranh với các Đài Truyền hình địa phương và các chương trình nước ngồi được truyền qua vệ tinh. Bên ngồi Trung Quốc, có thể bắt sóng được các kênh CCTV-4 (kênh quốc tế cho người nói tiếng Trung), CCTV-NEWS (kênh quốc tế cho người nói tiếng Anh), và các kênh CCTV-E&F (kênh quốc tế cho người nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp), CCTV-A (kênh quốc tế cho người nói tiếng Ả Rập), CCTV-R (kênh quốc tế cho người nói tiếng Nga) bằng tín hiệu truyền hình kỹ thuật số. CCTV gần đây cũng chuyển hướng từ analog sang truyền hình DVB có thu phí (10 USD / năm) cho chất lượng hình ảnh cao hơn. Những kênh quốc tế trên sẽ được truyền qua nhiều vệ tinh đến toàn thế giới. Để đáp ứng yêu cầu phổ biến và cập nhật thông tin về Trung Quốc tới công chúng quốc tế, Trung Quốc tăng cường triển khai các kênh truyền hình phát bằng tiếng Anh, điển hình là các kênh truyền hình CCTV4 và CCTV9, chủ yếu .hướng tới khán giả nước ngoài. Kênh tin tức quốc tế bằng tiếng Trung và tiếng Anh của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã có mặt ở hầu khắp các nước, các khu vực. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã đầu tư ồ ạt cho kênh truyền hình nhà nước CCTV để nâng cấp giống như CNN của Mỹ hay BBC của Anh, nhằm truyền tải “quan điểm Trung Quốc” bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau ra thế giới.

Ngồi ra, Trung Quốc cịn có rất nhiều các đài phát thanh, đài truyền hình tư nhân, đài truyền hình địa phương khác. Các đài này đều phủ sóng rộng rãi thơng qua vệ tinh, internet đến nhiều quốc gia trên thế giới, cung cấp thơng tin, quảng bá văn hóa Trung Quốc đến mọi đối tượng công chúng.

Phim ảnh và các sản phẩm văn hóa nghệ thuật khác

- Phim ảnh

Ngồi việc sử dụng các kênh truyền thông truyền đi các thơng điệp chính thức của Chính phủ Trung Quốc, phim điện ảnh và phim truyền hình cũng là một trong các sản phẩm văn hóa được sử dụng nhằm đưa hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Trung Hoa ra thế giới.

Phát hành phim ảnh là một trong những cách thể hiện trực tiếp và hiệu quả. Điện ảnh được coi là sản vật của khoa học kỹ thuật ra đời và phát triển từ cuối thế kỳ XIX, điện ảnh là thành quả văn minh vật chế của nhân loại, sau hơn 100 năm hình thành và phát triển nhanh chóng, điện ảnh trở thành bộ phận quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sau văn học, âm nhạc, kịch, hội hoạ, điện ảnh được người ta coi là “loại nghệ thuật thứ 7 của nhân loại”. Sử phát minh của điện ảnh đã làm cho người ta thay đổi cách thức quan sát và tìm hiểu về thế giới. nó có sự ảnh hưởng rất nhiều đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đối chiếu các hình thức nghệ thuật khác như tiểu thuyết, thi ca, tản văn, vũ đạo, hý kịch, điện ảnh ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, khơng cịn có sự thờ ơ của công chúng đối với điện ảnh như những năm tháng trước đây, điện ảnh đã trở nên một món ăn khơng thể thiếu được trong đời sống tinh thần của nhân dân. Xem phim đã trở thành hình thức giải trí thú vị trong cuộc sống hàng ngày của người dân.

Chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào các dịng phim chính như : dịng phim dã sử cổ trang quảng bá lịch sử văn hóa Trung Hoa, phim giáo dục đạo lý,

truyền thống tình cảm gia đình, dịng phim cách mạng tái hiện cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Trung Quốc, phim về chính khách, lãnh tụ và dịng phim chống tham nhũng, chống tội phạm…Tất cả các dịng phim này được chính phủ hỗ trợ về kinh phí sản xuất, ưu tiên chiếu ở các kênh truyền hình lớn vào giờ vàng , được hỗ trợ xuất khẩu đến các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á.

Phim Trung Quốc với nội dung sâu sắc, đội ngũ sản xuất phim chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, quy mơ quay phim khá lớn, kỹ xảo hồnh tráng, dàn diễn viên tài năng hấp dẫn đã tạo sự ấn tượng đối với khán giả, thu hút lượng lớn người theo dõi và hâm mộ ở nhiều nước.

Trước đấy từ bốn bộ phim cổ đại tiêu biểu, chẳng hạn “Tây Du Ký”, “Hồng Lâu Mộng”, “Tam Quốc Diễn nghĩa” và “Thủy hử” đến “Bao Thanh Thiên”, “ Hoàn Châu Cách Cách”, cho đến bây giờ nhiều bộ phim mới đang “nóng” tại Trung Quốc, được một số nước cũng tích cực mua bản quyền nhập vào, song song với việc dịch kịch bản phụ đề ngôn ngữ và công chiếu làm phong phú cuộc sống tinh thần của nhân dân. Các loại phim đề tài liên quan đến lịch sử cung đình thời cổ đại, gia đình hơn nhân hiện đại, qn sự chiến tranh đã tạo nên cơn sốt văn hóa Trung Hoa lan tỏa rộng rãi tại một số nước, gây được cảm tình trong lịng khám giả. Đặc biệt ở khu vực Đơng Nam Á, các bộ phim truyền hình dài tập của Trung Quốc thường xuyên được mua bản quyền, phát sóng rộng rãi trên các kênh truyền hình, kể cho người dân các nước này khơng chỉ về cuộc sống hiện tại ở Trung Quốc mà còn về các câu chuyện lịch sử Trung Quốc. Dòng phim truyền hình võ thuật, cổ trang, thâm cung bí sử đã tạo nên một làn sóng hâm mộ của đơng đảo khán giả. Từ phim ảnh đã tác động tới cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như thời trang, âm nhạc, ẩm thực…

Ảnh 4 : Tây Du Ký – Tác phẩm kinh điển nhất của điện ảnh Trung Quốc

Gần đây, phía Trung Quốc thường xuyên hợp tác với các nước Đông Nam Á để sản xuất hàng loạt tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình, hoặc hay chọn các nước Đơng Nam Á để làm cảnh quay trong phim. Ví dụ như năm 2012 và năm 2013 Trung Quốc đã từng hợp tác với Cam-pu-chia và Myanmar sản xuất những tác phẩm truyền hình và cũng có lấy những thành phố tiêu biểu để làm cảnh quay như Phnôm Pênh và Bagan. Ngồi ra,Thái Lan ln là “hậu trường” của giới điện ảnh Hồng Kơng, nơi đây có thể ủng hộ khâu cơng việc kỹ thuật để sản xuất phim. Với tiềm năng thị trường bán vé điện ảnh và đối tượng đón xem lớn lao, giới điện ảnh Trung Quốc ngày càng coi trọng việc khai thác thị trường điện ảnh ở các nước Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, từ khi bình thường hóa quan hệ (1991) đến nay, truyền thông, đặc biệt là phát thanh và truyền hình đã trở thành một kênh tác động được Trung Quốc sử dụng triệt để nhằm tiến hành các hoạt động truyền bá văn hóa mang màu sắc chính trị vào đời sống văn hóa nước ta.

Với việc lấy bối cảnh lịch sử, nhiều cảnh quay hồnh tráng cơng phu, các bộ phim Trung Quốc này đã gián tiếp khắc hoạ trong mắt khán giả Việt Nam một đất nước Trung Hoa hùng mạnh, với nhiều nhân tài xuất chúng, khéo léo lôi cuốn khán giả vào những câu chuyện được lồng ghép trong phim. Nhiều bộ phim ăn khách và đoạt giải cao của Trung Quốc được công chiếu rộng rãi tại các rạp của Việt Nam như Họa bì, Xích bích, Kungfu Gấu trúc, Hoa Mộc Lan, Chiến binh và Tình sói… cũng thu hút được hàng nghìn khán giả ra rạp. Thơng qua các bản kí kết thoả thuận hợp tác với các Đài Phát thanh và Truyền hình Việt Nam, Bộ Phát thanh - Truyền hình và Điện ảnh Trung Quốc đã tạo điều kiện cho các phim truyền hình, điện ảnh xâm nhập vào thị trường văn hóa Việt Nam. Có hai con đường chủ yếu để phim truyền hình Trung Quốc vào thị trường Việt Nam là: tặng phim và nhập khẩu phim. “Tây Du Ký” (1986) của nữ đạo diễn Dương Khiết và “Khát vọng” của đạo diễn Lỗ Hiểu Oai là hai bộ phim truyền hình Trung Quốc đầu tiên du nhập theo con đường “tặng” vào Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng phim “tặng” như vậy khơng nhiều. Trên thực tế, phim truyền hình Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam chủ yếu thông qua con đường nhập khẩu. Số liệu thực tế cho thấy, số phim truyền hình Trung Quốc được chiếu ở các đài truyền hình ở Việt Nam đã tăng vọt trong những năm gần đây. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2011, có 369 bộ phim Trung Quốc được phát sóng với thời gian phát sớm nhất là 1h15 và muộn nhất là 23h trên 15 kênh truyền hình địa phương. Trong 6 tháng cuối năm 2012, có 41 bộ phim Trung Quốc được chiếu trên các kênh truyền hình VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV6 và VTV9 của Đài truyền hình Việt Nam. Mật độ xuất hiện phim Trung Quốc trên sóng truyền hình Việt Nam khá dày đặc. Chỉ tính riêng tháng 4 năm 2014 (trước thời điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam), đã có tới tổng 182 bộ phim truyền hình Trung Quốc được phát trên 65đài truyền hình khắp từ trung ương đến địa phương của Việt Nam. Những bộ phim Trung Quốc ở tất cả các thể tài khác nhau đã cho thấy, truyền hình Trung Quốc từng

được xem là kênh tơ đậm hình ảnh nước lớn Trung Hoa trong văn hóa nghe nhìn tại Việt Nam.

Ảnh 5: Hồn Châu Cách Cách - bộ phim truyền hình Trung Quốc nổi tiếng, được khán giả Việt Nam vơ cùng u thích

Hàn Quốc cũng là một nước thành cơng trong việc tạo nên “Làn sóng Hàn Quốc” thơng qua các bộ phim truyền hình, điện ảnh; nhưng khơng giống Hàn Quốc, Trung Quốc cũng sử dụng cách này nhưng hoàn toàn miễn phí khi chuyển cho các nước cơng chiếu các bộ phim của mình.

Hàng năm, Trung Quốc sản xuất khoảng gần 500 triệu bộ phim nhựa, doanh thu bán vé hàng trăm triệu Nhân dân tệ. Thống kê năm 2013 chỉ ra, chính sách hợp tác văn hóa, đặc biệt là “cái bắt tay” giữa điện ảnh Mỹ với Trung Quốc đã thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài vào ngành điện ảnh - phát thanh của Trung Quốc. Năm 2015, doanh thu phòng vé của điện ảnh Trung Quốc đạt 40,05 tỷ NDT, tăng 4 lần so với 10,2 tỷ NDT năm 2010. Trong đó, doanh thu phịng vé phim nội địa Trung Quốc năm 2015 chiếm 60% tổng doanh thu phòng vé.

Ảnh 6: Đại chiến Xích Bích – Bộ phim đắt giá nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc, lập nên kỷ lục về doanh thu phịng vé cả trong và ngồi nước

Hàng năm Trung Quốc đều tổ chức các liên hoan phim quốc tế, vừa thu hút được sự quan tâm của công chúng thế giới do có sự tham dự của nhiều nhân vật nổi tiếng, quyền lực trong giới giải trí từ các nước trong khu vực trên thế giới; vừa góp phần đưa điện ảnh Trung Quốc vươn xa hơn trong cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, Trung Quốc cịn đưa nhiều tác phẩm điện ảnh của mình trình chiếu tại các liên hoan phim nước ngoài và giành được một số giải thưởng điện ảnh danh giá.

Ảnh 7: Liên hoan phim Quốc tế Bắc Kinh 2016

Những năm gần đây, ảnh hưởng của phim Trung Quốc ngày càng mở rộng, có nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng khơng kém gì với phim của Hollywood. Khán giả trên khắp thế giới đã có cơ hội tiếp cận và tăng cường sự hiểu biết, cảm thụ về lịch sử Trung Quốc một cách gian tiếp thơng qua những hình ảnh trong phim, thơng qua những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc được tạo và gián tiếp tiếp nhận những giá trị văn hoá, lịch sử của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC với vấn đề sử DỤNG sức MẠNH mềm văn hóa TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w