Khu vực Châu Ph

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC với vấn đề sử DỤNG sức MẠNH mềm văn hóa TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 59 - 64)

- Văn học nghệ thuật

2.3.2 Khu vực Châu Ph

Đối với Trung Quốc, châu Phi là một vùng đất xa xôi về mặt địa lý, nhiều thập niên của thế kỉ XX, đây không phải là địa bàn truyền thống trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc lại coi châu Phi là điểm đến quan trọng trong chính sách ngoại giao và phát triển mối quan hệ nhiều mặt giữa hai nước. Mục tiêu chính sách ngày nay của Trung Quốc đối với châu Phi là nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, nguyên liệu thô, mở rộng thị trường của Trung Quốc, đồng thời hỗ trợ Trung Quốc mở rộng lợi ích tồn cầu…Trung quốc ngày càng triển khai những bước đi mạnh mẽ và toàn diện hơn nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình đối với các nước châu Phi trong tất cả các

lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa …Đẩy mạnh giao lưu hợp tác với châu Phi, Trung Quốc cịn có thêm 1 cơ hội vô cùng lớn là quảng bá ngơn ngữ và văn hóa của mình đến châu lục lớn thứ 2 thế giới về diện tích.

Về mặt chính sách, Trung Quốc đã cơng bố Chính sách châu Phi của mình – chính sách này rất chi tiết về quan hệ Trung Quốc-châu Phi trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, giáo dục, xã hội, và an ninh…Trung Quốc tích cực thực hiện các chính sách ngoại giao văn hóa với châu Phi, mở rộng ảnh hưởng của mình.

Về văn hóa, Trung Quốc đẩy mạnh việc quảng bá ngơn ngữ Hán, xây dựng các Học viện Khổng Tử tại các nước châu Phi. Tại Mauritius, các nhà máy dệt của Trung Quốc mọc lên ở khắp nơi và tiếng Hoa được đưa vào trong chương trình giáo dục quốc gia tại đất nước này. Các học viện Khổng Tử cung cấp “quỹ cầu nối Trung Quốc” tài trợ cho các chương trình trao đổi sinh viên đại học và ủng hộ các nghiên cứu và giáo dục Trung Quốc nước ngoài. Với trọng tâm là tuyên truyền ngơn ngữ và quảng bá văn hóa truyền thống đã làm cho sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với nhân dân châu Phi ngày càng lớn, tạo thành cơn sốt học tiếng Hán lan rộng khắp thế giới. Số lượng học sinh học tiếng tại châu Phi đã tăng lên một cách nhanh chóng.

Trung Quốc tích cực quảng bá nền điện ảnh của mình với các nước châu Phi thơng qua nhiều cách thức khác nhau. Để nhanh chóng tiếp cận được với quảng đại nhân dân, các bộ phim Trung Quốc được cung cấp miễn phí hoặc bán bản quyền với giá rất rẻ, vì thế nên chúng có sức truyền bá rộng rãi, nhất là ở các nước đang phát triển hay kém phát triển trong khu vực châu Phi.

Cùng với phát triển điện ảnh, việc mở rộng truyền thông tại châu Phi là mục tiêu chính cho việc gia tăng sức mạnh mềm Trung Quốc. Tờ nhật báo tiếng Anh của Trung Quốc, China Daily, đã mở thêm ấn bản châu Phi. Đài Truyền

hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) mở trụ sở ở Kenya và phát sóng chương trình CCTV châu Phi. Tân Hoa xã thì hợp tác với hãng điện thoại di động để cung cấp dịch vụ tin tức trên điện thoại cầm tay. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã mở đài phát sóng ở Kenya, cung cấp cho 2 triệu người dân nước này 19 tiếng chương trình phát thanh mỗi ngày, với nội dung chính là tin tức về Trung Quốc và thế giới

Trong lĩnh vực giáo dục, trao đổi khoa học kỹ thuật, các nước châu Phi được sự giúp đỡ và hướng dẫn kĩ thuật của các chuyên gia Trung Quốc, được hỗ trợ về máy móc, phương tiện…Xây dựng 100 trường tiểu học ở nông thôn, tăng học bổng dành cho sinh viên châu Phi từ 2000 suất/năm lên 4.000 suất/năm.

Ngồi ra, Trung Quốc cịn tham gia vào việc xây dựng năng lực cho các nước châu Phi, khơng những khuyến khích học tiếng Trung cũng như tìm hiểu văn hóa Trung Quốc mà cịn tham gia vào việc đào tạo sinh viên châu Phi và các nhà lãnh đạo quan điểm châu Phi, đây có thể coi là một trong những chiến lược riêng của Trung Quốc với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực châu Phi nhằm giúp họ thấm nhuần những quan điểm, sắc thái mang giá trị Trung Quốc. Khơng những có mặt ở các ngành nghề kinh doanh, người Trung Quốc cịn có mặt trong các nghành nghề tư vấn chính sách cho chính phủ các nước, làm cơng tác tình nguyện trong một số bệnh viện, các y, bác sĩ của Trung Quốc cũng tham gia đào tạo các bác sĩ châu Phi, cung cấp thuốc và các thiết bị y tế. Trung Quốc cử các chuyên gia y tế, thanh niên tình nguyện sang châu Phi, làm việc trong các bệnh viện địa phương và trường học.Trung Quốc còn chú ý đến phát triển nguồn nhân lực cho châu Phi. Không những đã đưa nhiều bác sĩ đến châu Phi chữa bệnh cho người dân địa phương (bảo đảm chất lượng dân số), gửi giáo viên đến khu vực này để nâng cao dân trí, đồng thời cung cấp học bổng (cả đại học và sau đại học) cho hàng ngàn sinh viên châu Phi theo học tại Trung Quốc. Các chương trình giáo dục như thế này mang lại thêm thiện chí từ châu Phi, đồng thời chuẩn bị

nguồn nhân lực cho công cuộc làm ăn kinh tế của Trung Quốc ở châu lục này về cả ngắn hạn và dài hạn. Như vậy, ngồi văn hóa, những nét Trung Quốc truyền thống, những người Trung Quốc di cư sang châu Phi còn mang đậm tư tưởng nước Trung Quốc trỗi dậy về kinh tế, văn hóa và quân sự, niềm tự hào của một Trung Quốc “phục hưng” truyền bá sang các châu Phi sở tại. Đây chính là sức mạnh tiềm ẩn của sức mạnh mềm Trung Quốc tại châu Phi.

Ảnh 9: Sinh viên Đại học Nairobi (Kenya) đang học cách làm bánh tại một Học viện Khổng Tử

.

Tiểu kết:

Xây dựng Học viện Khổng Tử, tổ chức các hoạt động giao lưu hợp tác văn hóa, giáo dụ c, tận dụng các phương thức truyền hình và truyền thơng tiếng Hoa cũng như tiếng nói của cộng đồng người Hoa ở nước bản địa, quảng bá và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa giải trí ra thế giới…Những phương thức này được Trung Quốc triển khai với nhiều hình thức đa dạng tại khắp mọi nơi trên thế giới, làm cho các quốc gia dần dần có nhận thức rõ về hình ảnh đất nước Trung Quốc,

xúc tiến mở rộng ngoại giao văn hóa cũng như giúp tăng cường sức mạnh mềm nhà nước trong tương lai.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC với vấn đề sử DỤNG sức MẠNH mềm văn hóa TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w