Thành lập Họcviện Khổng Tử và thúc đẩy giáo dục Khổng Tử

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC với vấn đề sử DỤNG sức MẠNH mềm văn hóa TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 27 - 32)

7 Theo TS Nguyễn Thu Phương, Viện Nghiên cứuTrung Quốc

2.2.1 Thành lập Họcviện Khổng Tử và thúc đẩy giáo dục Khổng Tử

Trong cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc”, tác giả Lưu Minh Phúc cho rằng: “Quốc gia hạng nhất xuất khẩu giá trị quan và văn hóa, quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động.” Chính vì thế mà giới lãnh đạo Trung Quốc luôn coi trọng sức mạnh mềm, tìm cách để truyền bá văn hóa và các giá trị của Trung Quốc ra tồn thế giới cũng như góp phần củng cố thêm địa vị cường quốc của đất nước này.

Nói đến nền văn hóa truyền thống Trung Quốc khơng thể khơng nói đến một nhân vật đó là Khổng Tử – Người sáng lập Học thuyết Nho Giáo. Trong các giá trị văn hóa, lịch sử của Trung Quốc, Tư tưởng Nho Giáo có tầm ảnh hưởng sâu sắc đối với hoạt động của ngoại giao Trung Quốc đương đại. Ngay từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập cho đến nay, tư tưởng ngoại giao của Trung Quốc ln có dấu ấn văn hóa truyền thống đậm nét, cùng với sự phát triển của “Vòng kinh tế Nho gia” trong khu vực Đông Á, lấy nền văn minh Trung Hoa làm hạt nhân, nền văn hóa phương Đơng đã làm cho cả thế giới đều quan tâm

chú ý đến. Ngày nay, với sự có mặt của người Hoa Kiều trên khắp thế giới, sự ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử không chỉ giới hạn ở Trung Quốc và các nước châu Á nữa. Chính vì sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Khổng Tử đối với văn hóa tư tưởng, Trung Quốc đã lấy tên của ông đặt cho cơ quan truyền bá văn hóa và ngơn ngữ ở nước ngồi – Học viện Khổng Tử.

Học viện Khổng Tử là nhân tố của "quyền lực mềm" trong đường lối đối ngoại Trung Quốc. Qua đó, có thể dùng tầm ảnh hưởng, uy tín và sức thu hút để thực hiện những dụng ý trên thế giới mà không cần áp dụng sức mạnh quân sự hay kinh tế. Đây là một trong những phương tiện, địa chỉ truyền bá văn hóa cũng như tư tưởng Trung Hoa và là cầu nối giấc mơ của Trung Quốc với giấc mơ của thế giới. Học viện này chính là tổ chức sư phạm quốc tế phi lợi nhuận theo thể chế giáo dục, liên kết với Bộ giáo dục Trung Quốc, thành lập với mục tiêu quảng bá tiếng Hoa và văn hoá Trung Hoa, giảng dạy tiếng Hoa cho mọi đối tượng trên toàn thế giới, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu văn hóa và truyền bá tư tưởng cũng như văn hố Nho giáo ra thế giới.

Học viện Khổng Tử là tổ chức được thành lập với mục đích phổ biến ngơn ngữ và văn hóa Trung Quốc ở hải ngoại dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung Quốc, là cơ quan phụ trách việc giao lưu văn hóa và ngơn ngữ Trung Quốc. Ngay từ năm 2001, cùng với việc tăng trưởng ngoạn mục của nền kinh tế Trung Quốc và việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO ), số lượng người nước ngoài học tiếng Trung Quốc ngày càng gia tăng. Đáp ứng tình hình này, Chính phủ Trung quốc đã tăng cường chính sách hợp tác và giao lưu giáo dục, coi việc tích cực truyền bá văn hóa và ngơn ngữ Trung Quốc ra hải ngoại là quốc sách. Khoảng từ năm 2002, Quốc gia Hán biện – Cơ quan trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc, sau này là cơ quan trực tiếp quản lý Học viện Khổng Tử , đã tham khảo các mơ hình truyền bá văn hóa và ngơn ngữ của các nước Châu Âu để xây dựng mơ hình truyền bá văn hóa và ngơn ngữ của Trung

Quốc. Theo cách Tây Ban Nha lấy tên văn hào vĩ đại Cervantes đặt tên cho cơ quan truyền bá ngôn ngữ và văn hóa Tây Ban Nha, Cộng hịa Liên bang Đức lấy tên danh nhân văn hóa Goethe đặt tên cho cho cơ quan truyền bá văn hóa và ngơn ngữ Đức, Trung Quốc lấy tên Khổng Tử - một nhà triết học, một nhà tư tưởng vĩ đại thời cổ đại của Trung Quốc có tầm ảnh hưởng đến tồn bộ văn hóa khu vực Á Đơng để đặt tên cho cơ quan truyền bá ngơn ngữ và văn hóa của Trung Quốc: Họcviện Khổng Tử. Năm 2004, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã công bố bản “Kế hoạch hành động chấn hưng giáo dục giao đoạn 2003-2007” trong đó đề cập đến việc tích cực thực hiện “nhịp cầu Hán ngữ” và thành lập Học viện Khổng Tử ở nước ngoài. Ngay trong tháng 11 năm 2004, Học viện Khổng Tử đầu tiên của Trung Quốc được thành lập tại Seoul Hàn Quốc khởi đầu sự xuất hiện ồ ạt của các Học viện Khổng Tử trên toàn thế giới.9

Ảnh 1: Biểu tượng của Học viện Khổng Tử

Từ năm 2005 đến nay, với chức năng chủ yếu chuyên đào tạo tiếng Hán và đội ngũ giáo viên dạy tiếng Hán cho các quốc gia và khu vực, tư vấn cho học sinh đến Trung Quốc du học, giới thiệu về Trung Quốc đương đại, làm quen với văn hóa Trung Hoa…, các Học viện Khổng Tử đang được chính phủ Trung Quốc

xem là “tấm danh thiếp” truyền bá tinh hoa văn hóa Hán với hạt nhân là tư tưởng "hài hồ" của Khổng Tử ra toàn thế giới.

Về nguyên tắc, Viện Khổng Tử hoạt động với 3 mục tiêu chính, đó là truyền bá tiếng Trung, văn hóa Trung Quốc và thúc đẩy các chương trình hợp tác và trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và các nước; nhưng trên thực tế hoạt động của Viện rất đa dạng.

Về mặt tổ chức, lãnh đạo Viện ln có hai giám đốc, một người bản địa và một người từ Trung Quốc sang. Mặt khác, Viện Khổng Tử không phải là một cơ quan độc lập, mà chịu sự kiểm sốt của Chính phủ Trung Quốc. Các Viện Khổng Tử thường liên kết và nằm trong các trường Đại học hoặc trung tâm nào đó tại địa phương.

Trên khía cạnh nào đó, Viện Khổng Tử khơng đơn giản chỉ là một cơ sở giáo dục về ngôn ngữ hay văn hóa, mà cịn nhắm tới các mục tiêu kinh tế (khuyến khích thương mại, bn bán giao thương với Trung Quốc) và các mục tiêu chính trị cụ thể tại các quốc gia khác nhau.

Theo số liệu từ Văn phịng Tiểu tổ lãnh đạo cơng tác dạy Hán ngữ đối ngoại nhà nước (viết tắt là Hanban tức Hán biện), đến tháng 8 năm 2015, Trung Quốc có tới 435 Học viện Khổng Tử và 648 Lớp học Khổng Tử được thành lập trên toàn thế giới.

Ảnh 2: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong buổi khai trương Viện Khổng Tử tại một trường đại học

Tại Hàn Quốc, Học viện Khổng Tử được thành lập đầu tiên vào năm 2004. Tính đến tháng 10 năm 2014, tại Hàn Quốc đã có 23 Học viện được thành lập. Học viện Khổng Tử ở Hàn Quốc chủ yếu được thành lập trên cơ sở hợp tác với các trường đại học của Hàn Quốc với các trường đối tác từ Trung Quốc và được hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động từ phía Trung Quốc. Đây là một đặc điểm khác biệt, so với các tổ chức xúc tiến văn hóa, phổ biến giáo dục Phương Tây thường được thành lập bằng kinh phí của mình. Vì thế, Học viện Khổng Tử ở Hàn Quốc được đơn vị chủ quản vận hành một cách chủ động. Đây là một đặc thù tạo điều kiện cho sự phát triển của Học viện Khổng Tử tại Hàn Quốc. Cũng giống như tại Hàn Quốc, tốc độ phát triển của các Học viện Khổng Tử ở Nhật Bản là khá nhanh. Điều đáng nói là các Học viện Khổng Tử hiện nay chủ yếu được thành lập tại các trường tư lập của Nhật Bản. Các trường công, nhất là các trường quốc lập không mặn mà với việc thành lập loại trường này mặc sự thúc ép từ phía các đối tác Trung Quốc.

Tại một số nước Đơng Nam Á, tính đến năm 2015, có đến 42 Học viện Khổng Tử và Lớp học Khổng Tử được thành lập ở nhiều quốc gia. Trong đó, 23

Học viện Khổng Tử được xây dựng tại Thái Lan, số còn lại rải rác tại các quốc gia còn lại: Lào (1), Campuchia (1), Indonesia (7), Singapore (2), Malaysia (2), Philippine (3), Việt Nam (1). Các Học viện Khổng Tử thu hút một số lượng lớn người học tại các nước ASEAN, đặc biệt là các quốc gia chung đường biên giới với Trung Quốc tham gia tìm hiểu ngơn ngữ và văn hóa Trung Hoa.

Hiện, có trên 60.000 học viên theo học và hơn 100.000 người tham gia vào các hoạt động văn hóa của Học viện Khổng Tử . Đồng thời, khu vực này cũng dẫn đầu về số lượng sinh viên theo học ở Trung Quốc.10

Những năm gần đây, với nhu cầu về học hỏi tiếng Hán của các nước trên thế giới có sự tăng trưởng mạnh mẽ, hơn 100 quốc gia trên tồn cầu có khoảng 3000 trường đại học và cao đẳng đã có chuyên ngành tiếng Hán. Những quốc gia như Anh, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Inđônexia, Malayxia đều cho tiếng Hán vào hệ thống giáo dục quốc dân. Qũy Nhịp cầu Hán ngữ đã tài trợ hàng trăm dự án cho văn hóa và giáo dục của các Đại sứ quán nước ngoài và các quốc gia, đồng thời Văn phòng Hội đồng tiếng Hoa Quốc tế ( thường gọi là Hán biện) cung cấp Học bổng cho 92 sinh viên đến từ 26 quốc gia để họ sang Trung Quốc du học. Nhằm ủng hộ và thúc đẩy công cuộc giáo dục Hán ngữ tại hải ngoại, Trung Quốc đã cử nhiều giáo viện tình nguyện sang các nước Đơng Nam Á.

Học viện Khổng Tử kiên trì việc giảng dạy tiếng Hán và coi trọng việc truyền bá văn hóa Trung Hoa. Trong khi thực thi việc dạy tiếng Trung, cũng tích cực triển khai hàng loạt hoạt động văn hóa như võ thuật, Trung Y, nấu ăn, thư pháp (nghệ thuật viết chữ Hán bằng bút lông), phong phú và tăng thêm sự lựa chọn mang tính đa dạng hóa của các học viên học tiếng Hán, giành được nhiều đánh giá khá cao. Học viện Khổng Tử đã góp phần vào việc thúc đẩy ngành giáo dục đào tạo ở nước ngoại và giao lưu văn hóa, tăng sâu sự tin cậy và mối tình

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC với vấn đề sử DỤNG sức MẠNH mềm văn hóa TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w