Một số đề xuất trong việc tăng cường sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC với vấn đề sử DỤNG sức MẠNH mềm văn hóa TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 69 - 75)

- Văn học nghệ thuật

3.2 Một số đề xuất trong việc tăng cường sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam hiện nay

Nam hiện nay

Thứ nhất, đối với những nhân tố thích ứng với xã hội hiện nay, thích ứng với văn minh hiện đại, chúng ta phải tiến hành tiếp thu, chọn lọc và vận dụng đầy đủ. Ông cha ta từ thời xa xưa của lịch sử đã chủ trương chung sống hịa bình với các nước. Trong thời đại ngày nay, chúng ta theo ngun tắc chung sống hịa bình trong quan hệ quốc tế. Trong điều kiện lịch sử mới, ngoại giao hịa bình của Việt Nam đã có nội dung và ý nghĩa mới: một là, các quốc gia không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu đều bình đẳng, phản đối chủ nghĩa bá quyền; hai là, đề xướng đối thoại, hợp tác, chống đối đầu, phản đối chủ nghĩa đơn phương; ba là, đề xướng cùng có lợi cùng hưởng chung, phản đối hại người hại mình; bốn là, hịa bình hữu nghị với láng giềng, coi láng giềng là bạn. Có thể nói, ngày nay phương hướng sách lược trị nước, quản lý chính quyền, lấy dân làm gốc và chú trọng hịa bình của Nhà nước ta chính là sự kế thừa và phát triển đối với văn hóa truyền thống Việt Nam và đường lối đối ngoại của Đảng.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa nước ta ra thế giới. Cùng với tăng cường sức mạnh đất nước, ảnh hưởng của nước ta trên trường quốc tế ngày càng lớn, vị thế quốc tế không ngừng nâng cao, lại thêm thị trường Việt Nam được quốc tế quan tâm chú ý, từ đó lực tác động của văn hóa đất nước trên trường quốc tế cũng được tăng cường. Chúng ta phải tận dụng thời cơ thuận lợi của tồn cầu hóa kinh tế, đẩy mạnh giao lưu văn hóa đối ngoại để nhân dân các nước trên thế giới hiểu biết nhiều hơn nữa về văn hóa Việt Nam, bao gồm văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Ngày càng nhiều người nước ngồi học tiếng Việt và nghiên cứu văn hóa Việt Nam, đây là một biểu hiện cụ thể của "sức mạnh mềm". Việt Nam phải trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền

thống văn hóa dân tộc, thu hút thành quả văn minh của các quốc gia phát triển, đẩy mạnh xây dựng thực lực mềm văn hóa.

Thứ ba, phát huy sức cảm hóa và sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội. Chúng ta kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là kế sách thích nghi tạm thời, cũng khơng phải là khẩu hiệu tuyên truyền đối ngoại, mà là sự chọn lựa giá trị của toàn thể dân tộc Việt Nam có cơ sở thực tiễn sâu dầy và tính tất yếu lịch sử, là nội hàm cốt lõi trong "sức mạnh mềm" quốc gia, là một trong những “sức mạnh mềm” văn hóa quan trọng nhất của Việt Nam ngày nay. Các quan điểm, quyết sách của Đảng ta, như xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển... đã hội tụ tinh túy của văn hóa truyền thống Việt Nam, ý chí của tồn Đảng, toàn dân trong nhiệm vụ xây dựng và nâng cao hơn nữa “sức mạnh mềm” văn hóa đất nước.

Thứ tư, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đối ngoại. Trong thời đại bùng nổ thông tin, bản thân phương tiện truyền thơng Việt Nam chính là một phần của hình ảnh Việt Nam. Nếu chúng ta muốn thay đổi cách nhìn của thế giới đối với Việt Nam, trước tiên cần phải thay đổi phương thức truyền thơng của chính chúng ta. Vị trí phương tiện truyền thơng của một quốc gia trong trật tự truyền thông quốc tế, ở mức độ rất lớn đã quyết định lực tác động của nó trên trường quốc tế. Thông qua phương tiện truyền thông của một quốc gia có thể hiểu biết tồn diện hơn về quốc gia ấy. Đồng thời, thực lực phương tiện truyền thông là một loại “sức mạnh mềm” văn hóa quan trọng của quốc gia, nếu lạc hậu cũng sẽ có thể bị động và tác hại. Vì vậy, trên trường quốc tế, sáng tạo ra sản phẩm phương tiện truyền thơng Việt Nam có thương hiệu phải trở thành một phương hướng quan trọng. Việc này giải quyết được hai vấn đề: một là, phải tôn trọng và tuân theo thông lệ quốc tế dùng tiêu chuẩn văn hóa chung quốc tế để

tiến hành tuyên truyền, quảng bá, có thể đối thoại và giao lưu quốc tế thông suốt; hai là, phải thoả mãn nhu cầu về truyền bá tin tức văn hóa khơng ngừng tăng lên trong phát triển xã hội của người Việt Nam, bảo đảm yêu cầu về an tồn thơng tin và sự phong phú văn hóa của nước ta.

Thứ năm, chú trọng phát triển cơng nghiệp văn hóa. Những năm gần đây, tiêu dùng xã hội đang lên cấp theo hướng loại hình phát triển và loại hình hưởng thụ, nhu cầu tiêu dùng văn hóa trong nước ngày càng tăng. Tiêu dùng văn hóa khác với tiêu dùng hàng hóa thơng thường; con người thưởng thức phim ảnh, tuồng kịch, ca múa, phim hoạt hình, âm nhạc hoặc tham dự trị chơi điện tốn sẽ dần chịu ảnh hưởng nội hàm tư tưởng mà chúng đã biểu đạt. Về ý nghĩa này, sự phồn vinh và suy thối của văn hóa và cơng nghiệp văn hóa cũng đại diện cho một loại “sức mạnh mềm” văn hóa, một loại sức kêu gọi, sức hấp dẫn và sức chinh phục lòng người. Trong điều kiện kinh tế thị trường và tồn cầu hóa, phải thơng qua phát triển cơng nghiệp văn hóa để xây dựng “sức mạnh mềm” văn hóa của đất nước.

Thứ sáu, tập trung xây dựng “sức mạnh mềm” văn hóa cơ sở. Trước hết, phải coi trọng giáo dục lịch sử. Lịch sử là ký ức, là nguồn sức mạnh hội tụ dân tộc không thể thiếu được. Điều đáng quan tâm là, hiện nay tri thức lịch sử của thanh thiếu niên khá nghèo nàn. Muốn duy trì, bảo vệ đặc tính và vị trí độc lập của văn hóa Việt Nam, phải đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh thiếu niên, trước hết là giáo dục lịch sử.

Tiểu kết:

Việt Nam được cộng đồng quốc tế biết đến với hình ảnh một dân tộc quả cảm, quật cường, nhưng yêu chuộng hịa bình, thân thiện và linh hoạt. Đó là những giá trị văn hóa vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa có sức lan tỏa và lôi cuốn đối với cộng đồng quốc tế. Vì vậy, phát huy và quảng bá tối đa bản sắc văn

hóa Việt Nam trong quan hệ quốc tế cần phải được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, các kênh truyền thơng quảng bá hình ảnh quốc gia, cũng như vai trò kết nối của kiều bào Việt Nam trên khắp thế giới. Việt Nam là một quốc gia có nhiều điều kiện, cơ hội để gia tăng sức mạnh mềm văn hóa như một phương thức hiệu quả nhằm tăng cường sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế của văn hóa. Do đó, phải xem xét vấn đề gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam như một sự lựa chọn chính sách cần thiết nhằm tăng cường mạnh mẽ hơn nữa sức mạnh nội sinh, sức mạnh hội nhập và sức mạnh lan tỏa của văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

KẾT LUẬN

Từ xa xưa, trong khơng ít trường hợp, Trung Quốc đã vận dụng đạo lý “binh pháp khơng đánh mà khuất phục lịng người” thông qua sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách đối ngoại để quy phục thiên hạ. Ngày nay, với bối cảnh tồn cầu hóa quốc tế, Trung Quốc tiếp tục vận dụng đạo lý trên trong sự kết hợp với những nhận thức mới về sức mạnh mềm cùng nhiều phương thức mới, linh hoạt , từng bước nâng cao sức mạnh và địa vị quốc tế của mình. Thơng qua các biện pháp tăng cường ngoại giao văn hoá, thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư, viện trợ…Trung Quốc đã bước đầu thực hiện thành công chiến lược tăng cường và mở rộng sức mạnh mềm ra một số khu vực trên thế giới. Đặc biệt, chính sách ngoại giao văn hóa mềm dẻo của Trung Quốc đang phát huy tác dụng và đạt được một số thành tựu. Thông qua việc tuyên truyền văn hóa, quảng bá du lịch, ẩm thực, y dược, tăng cường xuất khẩu các sản phẩm văn hóa như truyền hình, phim ảnh, âm nhạc, giao lưu văn hóa ra thế giới và đặc biệt là sự lan rộng của hàng chục học viện Khổng Tử ở châu Á, Trung Quốc đã khéo léo đan cài quan hệ chính trị, ngoại giao, văn hóa với các tổ chức đa phương tại châu Á.

Tiềm lực “sức mạnh mềm” của Trung Quốc là rất lớn, được cho là đã “bắt rễ” ở châu Á từ lâu. Khổng giáo, học thuyết chính trị-xã hội của giới cầm quyền phong kiến Trung Quốc cũng có những ảnh hưởng rất lớn đối với các nước châu Á. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế của Trung Quốc sẽ khiến cho mơ hình phát triển của nước này càng trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đã khơng khỏi khiến cho các nước láng giềng lo ngại. Để trấn an các nước láng giềng nhạy cảm, Trung Quốc đã đưa ra thuyết “phát triển hịa bình” theo đó sự phát triển của Trung Quốc sẽ không mang lại bất kỳ mối đe dọa nào đối với các nước láng giềng. Những thành công của Trung Quốc trong nỗ lực xây dựng hình ảnh ở châu Á thơng qua các biện pháp

“mềm” là một minh chứng quan trọng cho tiềm lực mềm của Trung Quốc. Trong hơn một thập kỷ qua, hình ảnh của Trung Quốc đã được cải thiện rõ rệt trong tâm lý người dân các nước châu Á.

Có thể nói, việc Trung Quốc bước đầu triển khai thành cơng ngoại giao văn hố đã góp phần nâng cao hình tượng quốc tế của nước này. Đồng thời, Trung Quốc cũng ngày càng tham gia tích cực hơn vào các công việc quốc tế và phát huy ảnh hưởng ngày càng lớn trong khu vực châu Á cũng như trên phạm vi tồn thế giới. Có thể dự đốn, trong thời gian tới ngoại giao văn hố sẽ có vai trị ngày càng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tăng cường ngoại giao văn hoá nhằm nâng cao sức mạnh mềm.

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC với vấn đề sử DỤNG sức MẠNH mềm văn hóa TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w