Những điều kiện để thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An (Trang 35 - 37)

* Môi trường pháp lý

- Hoàn thiện pháp luật về công chứng thực hợp đồng thế chấp, cầm cố.

Trong những năm qua hầu hết những hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng đều phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Nhưng khi tranh chấp xảy ra thì nhiều trường hợp quyền và lợi ích của các Ngân hàng theo các hợp đồng thế chấp tài sản đã được công chứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn không được đảm bảo. Thực tế những người thực hiện công chứng không phải chịu trách nhiệm về nội dung của các hợp đồng mà họ đã công chứng. Ngoài ra thủ tục công chứng quá rườm rà, phức tạp, tốn nhiều thời gian, việc phân định thẩm quyền công chứng chưa rõ ràng khiến các đơn vị gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy cần phải thiết lập một cơ quan đăng ký thế chấp cầm cố, bảo lãnh và từ đó Ngân hàng sẽ liên hệ với các cơ quan này xem tài sản bảo đảm của khách hàng có đủ tiêu chuẩn không. Biện pháp này vừa đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cho hệ thống Ngân hàng vừa tạo đỡ tạo nên gánh nặng tài chính cho các đơn vị và rất phù hợp với tình hình nước ta hiện nay.

- Xây dựng khung giá thống nhất làm căn cứ định giá tài sản thế chấp.

Tiêu thức đánh giá tài sản thế chấp được xây dựng có căn cứ thực tế và cơ sở pháp lý để vừa có thể thuyết phục lại vừa đảm bảo quyền lợi cho Ngân hàng. Nhà ở, đất đai là loại tài sản được đem thế chấp chủ yếu nhưng lại rất đa dạng, phong phú đòi hỏi phải có quy định riêng. Tuy nhiên hiện tại chính sách quản lý đất đai của Nhà nước còn chưa hợp lý, cụ thể là chính sách hai giá về nhà ở: Một giá nhà nước, một giá thị trường gây khó khăn trong công tác thẩm định tài sản thế chấp là bất động sản.

* Tăng cường biện pháp quản lý Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp.

Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp. Điều này sẽ hạn chế tình trạng các doanh nghiệp được thành lập bừa bãi, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của Ngân hàng. Đồng thời phải tiếp tục tăng cường

kiểm tra công tác kế toán của đơn vị, buộc họ chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê và kiểm toán bắt buộc để đảm bảo chính xác các thông tin cung cấp cho Ngân hàng.

* Kiến nghị đối với các Ngân hàng Nhà nước. - Cải thiện thủ tục hành chính.

Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra các biện pháp cải tổ triệt để thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục nhất là thủ tục cho vay. Hướng giải quyết là kết hợp nhiều yếu tố cần thiết trong một yêu cầu. Những vấn đề mà các quy định pháp luật hoặc các định chế khác đã nêu thì không nên đưa vào. Việc ban hành hệ thống pháp luật phải tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ và linh hoạt đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của kinh tế.

- Triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng. Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng nhà nước đã đi vào hoạt động được nhiều năm nhưng chỉ mới có tác dụng thống kê, chưa phát huy tác dụng chức năng cập nhật, thông tin cảnh báo và đưa ra các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Vì vậy đề nghị Ngân hàng Nhà nước phải đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, tăng cường trang thiết bị hiện đại công tác thu nhập và xử lý thông tin một cách chính xác, kịp thời.

- Ngân hàng Nhà nước tăng cường quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ phương pháp quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại thông qua việc cập nhật phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các Ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và chế tài nghiêm túc. Các Ngân hàng thương mại không tuân thủ quy định này. Hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc đào tạo, tập huấn cho các cán bộ nghiệp vụ.

KẾT LUẬN

S phát triển của các doanh nghiệp cần rất nhiều điều kiện. Một trong những điều kiện hàng đầu để các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh là vốn. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An đã tạo điều kiện về vốn để các doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh. Đây là mục tiêu của hầu hết Ngân hàng nói chung và Ngân hàng công thương Bắc Nghệ An nói riêng nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả cho vay. Do đó các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An là mục tiêu xuyên suốt luận văn này. Từ những đánh giá về vấn đề mở rộng chi nhánh, luận văn đã nêu lên những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An trong thời gian tới.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn GS,.TS Vũ Văn Hoá, các thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w