Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An (Trang 27 - 29)

* Tồn tại: Qua tìm hiểu và nghiên cứu phân tích thực tế cho vay tại NHCT Bắc Nghệ An. Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu mà Ngân hàng đã đạt được chúng ta cũng cần phải nói đến một số tồn tại sau đây:

Doanh số cho vay theo thời gian cụ thể là doanh số cho vay trung và dài han có xu hướng giảm dần biểu hiện: năm 2004 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn là 27% nhưng đến năm 2005 con số này giảm còn 21,3%. Chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn trong khi đó nhu cầu về vốn trung và dài hạn để cải tiến thiết bị công

nghệ, dây truyền công nghê…lại là việc tiếp cận rất khó khăn tại Chi nhánh. Khi đó Chi nhánh sẽ bị mất một khoản lợi nhuận đáng kể và một lượng lớn khách hàng. Trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế thì tỷ trọng cho vay đối với các công ty TNHH, DNTN còn quá nhỏ so với nhu cầu mà các công ty này cần, điều này có thể thấy rõ: Năm 2004 doanh số cho vay đối với công ty TNHH, DNTN là 3.115 triệu đồng chiếm 4,4% tổng doanh số cho vay, đến năm 2005 doanh số cho vay là 5.800 triệu đồng chiếm 5,7% tổng doanh số cho vay. Nhưng để vay vốn của Ngân hàng thì thường rất khó, thông thường phải có tài sản thế chấp. Đây là một điều hết sức khó khăn đối với công ty TNHH, DNTN.

Tín dụng là công tác trọng tâm, mặc dù được đầu tư cả về nhân lực, thời gian. Tuy nhiên dư nợ cho vay vẫn đang rất khiêm tốn so với khả năng hiện có. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế đối với công ty TNHH, DNTN rất thấp cụ thể: Năm 2004 dư nợ cho vay là 2.200 triệu đồng, đến năm 2005 con số này chỉ là 3.400 triệu đồng, chiếm 7,7% trong tổng dư nợ cho vay. Hơn thế nữa mặc dù dư nợ cho vay đối với DNNN là cao nhất trong dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế về mặt giá trị nhưng tỷ trọng lại giảm dần theo các năm biểu hiện: Năm 2004 tỷ trọng dư nợ cho vay chiếm 52,6%, đến năm 2005 con số này giảm xuống 50,7%.

*Nguyên nhân:

Về vấn đề bảo đảm tiền vay: cũng như hầu hết các Ngân hàng khác, Chi nhánh coi tài sản thế chấp là điều kiện bắt buộc hàng đầu khi quyết định cho vay. Coi tài sản thế chấp là vật thay thế các khoản vay đến hạn không trả được. Trong khi đó đối với các doanh nghiệp, nhiều khách hàng không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo khoản vay của mình. Mặt khác theo nguyên tắc Ngân hàng cho vay 70% giá trị tài sản đảm bảo thế chấp nhưng trên thực tế nhiều món vay đã xấp xỉ 100%. Hơn nữa, các cán bộ tín dụng không thể thẩm định giá chính xác tất cả các loại tài sản. Nhiều khoản vay được thế chấp bằng tài sản không đủ điều kiện tiêu chuẩn và một số đã bị hao mòn vô hình làm giảm giá, nên Chi nhánh gặp khó khăn trong việc thanh lý chúng để thu hồi vốn. Có trường hợp số thu không đủ bù vốn sau khi trừ chi phí.

- Việc quyết định cho vay và chất lượng các khoản vay phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định của cán bộ tín dụng. Có thể nói đội ngũ cán bộ của Chi nhánh là đội ngũ năng động, sáng tạo, có chuyên môn trình độ, kinh nghiệm vững vàng, tuy nhiên có một số cán bộ trẻ vẫn còn lúng túng trong việc thẩm định dự án. Hơn nữa Chi nhánh chưa có một bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường về lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật để vừa tư vấn cho các bộ phận Chi nhánh khi cần, vừa tư vấn cho khách hàng vay vốn về lợi ích của cả 2 phía.

- Một số nguyên nhân khác: Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong quá trình chuyển đổi đang hoàn thiện. Tuy nhiên, khi hướng dẫn, triển khai và thực hiện thì nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp phải không ít khó khăn do khối lượng văn bản quá nhiều, một số không đồng bộ, thay đổi nhanh, hiệu lực thấp.

- Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: Đó là các doanh nghiệp này thường có những dự án thiếu tính khả thi, ít có kinh nghiệm quản lý, thị trường đầu tư bấp bênh. Ngoài ra, tình hình tài chính của các doanh nghiệp này chưa được phản ánh đầy đủ trên các sổ sách kế toán, do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn, có những doanh nghiệp thậm chí sổ sách còn chưa phản ánh hết thực trạng của đơn vị như công nợ,nguồn vốn

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w