CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.2. THỰC TRẠNG
3.2.1. Thực trạng chung
3.2.1.1. Đầu tư FDI
Tính đến cuối năm 2019, 9 nước thành viên CPTPP (trừ Pêru) đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 123 tỷ USD, chiếm gần 37% tổng vốn FDI đăng ký, là con số có ý nghĩa lớn đối với thu hút FDI của Việt Nam.
Năm 2019, vốn FDI thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với 2018; tổng giá trị các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) đạt 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với năm 2018, chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký là kết quả đáng khích lệ, trong đó có hội nhập sâu rộng với thế giới, gồm thực hiện CPTPP.
3.2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) ít nhiều đã có đóng góp tích cực vào hoạt động thương mại của Việt Nam. Trong năm 2019 - năm đầu tiên thực hiện CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 6 nước thành viên đã phê chuẩn CPTPP đạt 34,4 tỷ USD, tăng 8,3%. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu đạt 30,1%, tăng 1%.
Mức độ quan tâm của doanh nghiệp tới CPTPP có tăng, nhưng cần phải điều chỉnh và xử lý một số vấn đề quan trọng hơn để tận dụng tốt hơn ưu đãi của hiệp định này. Đơn cử, mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về thuế quan và cắt giảm thuế quan chưa thực sự đầy đủ và có hệ thống, nhất là các nội dung liên quan đến quy tắc xuất xứ, các biện
pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và các biện pháp hàng rào kỹ thuật đối với TM (TBT); bên cạnh việc thiếu thông tin về mạng lưới các nhà cung cấp trong và ngồi nước.
Trong khi đó năng lực KHCN, tỷ lệ sử dụng cơng nghệ cao, đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và cải tiến công nghệ của doanh nghiệp cịn rất thấp. Trình độ và kỹ năng của người lao động trong khu vực doanh nghiệp, trình độ đội ngũ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn để tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu, dù đã có cải thiện quan hệ cung ứng với các doanh nghiệp FDI
Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2019, xuất khẩu sang một số thị trường CPTPP đạt mức tăng trưởng khá như Canada đạt 3,86 tỷ USD, tăng 28,2%; Mexico đạt 2,84 tỷ USD, tăng 26,8%; Chile gần 1 tỷ USD, tăng 20,5%; Pêru đạt 350 triệu USD, tăng 40% so với năm 2018. Xuất siêu của Việt Nam sang sang các nước CPTPP đã đạt gần 4 tỷ USD.
Dệt may được đánh giá có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu nhờ hưởng ưu đãi thuế quan của CPTPP, song thực tế không diễn ra như mong đợi. Kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của ngành này đạt 39 tỷ USD, thấp hơn dự báo 21 tỷ USD.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định: “Thách thức lớn nhất của ngành dệt may là ở nguyên liệu đầu vào. Đến nay, nước ta vẫn phải nhập khẩu trên 50% nguyên phụ liệu; trong khi quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu đang bỏ ngỏ”.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thừa nhận, xuất khẩu dệt may chưa tận dụng được cơ hội của CPTPP nếu so với các mặt hàng như nơng sản vì có quy tắc xuất xứ “dễ thở” so với dệt may, yêu cầu “từ sợi trở đi” đánh đúng “điểm nghẽn” của ngành này.
Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaco) thông báo, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 21,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2018, đứng thứ 2 về xuất khẩu trên thế giới. Ngành da giày đã chủ động được hơn 70% nguyên liệu cho các sản phẩm trung bình và 50% nguyên liệu cho các sản phẩm trung bình khá. Nhìn chung, các chủng loại nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu, hầu hết là sản phẩm của các doanh nghiệp FDI. CPTPP tạo điều kiện để ngành da giày mở rộng thị trường khu vực châu Mỹ với cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng như Mexico và Canada.