Dự báo và giải pháp

Một phần của tài liệu Những cơ hội đối với doanh nghiệp việt nam khi kí kết hiệp định thương mại tự do CPTPP (Trang 32 - 34)

4.1. Đối với hoạt động xuất khẩu:

Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

4.1.1. Ngành dệt may và da giày:

Doanh nghiệp ý thức tự vươn lên và liên kết để nâng cao chất lượng sản xuất. Hơn nữa, Nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo sân chơi bình đẳng, giảm thiểu thủ tục hành chính để tránh được sự "lép vế" của doanh nghiệp Việt trên chính sân nhà. Ơng Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày túi xách Việt Nam (Lefaso) cho rằng, CPTPP mang lại cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng cho Việt Nam như Mexico và Canada.

4.1.2. Ngành nông-lâm-thuỷ sản:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa nơng lâm thủy sản Việt Nam. Ngành sẽ phải đẩy nhanh quá tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Đặc biệt, chú trọng đến triển khai quyết liệt các giải pháp để tái cơ cấu ngành theo tiểu ngành, các vùng nhằm thức đẩy phát triển nơng sản hàng hóa.

4.1.3. Ngành thủ cơng-mỹ nghệ hay chế biến chế tạo:

Để tạo động lực cho thủ công mỹ nghệ phát triển, thời gian qua thành phố Hà Nội đã có nhiều chương trình, chính sách để thủ cơng mỹ nghệ phát huy được sức mạnh, năng lực cạnh tranh với những chương trình như: Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu thuê tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm mới; hỗ trợ 30 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu thuê tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm; đổi mới, nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư nước ngoài

4.2. Đối với sản xuất trong nước:

việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đòi hỏi cần đẩy mạnh các hoạt động sản xuất trong nước để đáp ứng được số lượng hàng hoá. Việc cắt giảm thuế quan sẽ khiến hàng hóa

nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là các nước thành viên vào Việt Nam sẽ nhiều hơn do giá thành rẻ, mẫu mã phong phú và đa dạng, tác động tích cực đến sản xuất trong nước.

4.2.1. Đối với môi trường kinh doanh:

Việc tham gia CPTPP sẽ tạo điều kiện, động lực và cơ hội để thay đổi các thể chế, chính sách và pháp luật theo hướng minh bạch, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế

4.2.2. Đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI):

CPTPP tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài cũng như khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại.

4.3. Giải pháp:

4.3.1. Về mặt cơ hội:

4.3.1.1. Đối với hiệp hội:

- Đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý - Tăng cường phổ biến thông tin hội nhập về pháp luật của các nước, sở hữu

trí tuệ, sở hữu cơng nghiệp, quản lý chất lượng, các quy tắc xuất xứ… cho các doanh nghiệp hội viên

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu

4.3.1.2. Đối với doanh nghiệp:

- Chủ động tìm hiểu thơng tin về CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường mà đối tác quan tâm, đặc biệt là thông tin về ưu đãi thuế quan

- DN cần có cái nhìn bao qt đối với hiệp định

- Lấy sức ép cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển

- DN cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác nêu trên để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao cơng nghệ từ các tập đồn lớn.

4.3.1.3. Đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI):

- Xây dựng chính sách thu hút đầu tư riêng biệt đối với những nhà đầu tư, tiếp tục hồn thiện khung chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp FDI.

4.3.2. Về mặt thách thức:

4.3.2.1. Đối với doanh nghiệp:

- Cải cách công nghệ sản xuất và kĩ thuật, phương thức quản lí để nâng cao năng suất và chất lượng đầu ra của sản phẩm. Từ đó, các sản phẩm do các doanh nghiệp này làm ra sẽ có khả năng cạnh tranh trên sân nhà. Theo kết quả đàm phán, việc mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được thực hiện theo lộ trình phù hợp để hỗ trợ cho tiến trình cơ cấu lại.

- Cam kết thực hiện đúng theo những quy định mà Nhà nước và Hiệp hội đề ra.

4.3.2.2. Đối với hiệp hội:

- Kéo dãn lộ trình giảm thuế để có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh. Theo hướng đó, lộ trình cần được sử dụng một cách chủ động, hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại vào lộ trình dẫn đến chậm đổi mới và từ đó là bị động, lúng túng khi thách thức đến.

- Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để mọi doanh nghiệp đều nhận thức được cơ hội và thách thức của CPTPP nói riêng cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các FTA thế hệ mới nói chung.

Một phần của tài liệu Những cơ hội đối với doanh nghiệp việt nam khi kí kết hiệp định thương mại tự do CPTPP (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)