Các ngành chủ lực của Việt Nam bị tác động khi tham gia CPTPP

Một phần của tài liệu Những cơ hội đối với doanh nghiệp việt nam khi kí kết hiệp định thương mại tự do CPTPP (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.2. THỰC TRẠNG

3.2.2. Các ngành chủ lực của Việt Nam bị tác động khi tham gia CPTPP

3.2.2.1. Trước khi CPTPP

3.2.2.1.1 Gạo

Trước khi gia nhập CPTPP , Ngành lúa gạo đạt được 5771,65 ngàn tấn tính đến ngày 31/12/2017 trong số đó, xuất khẩu đến Châu Âu chỉ là 71,77 ngàn tấn chiếm 1,25% tổng xuất khẩu ở các châu lục

Hay như các năm 2016, năm 2015 ; Trong năm 2016, xuất khẩu gạo đạt gần 4,9 triệu tấn với giá trị gần 2,1 tỷ USD, giảm mạnh lên đến 25,5% về lượng và 20,5% về giá trị so với năm 2015

Điểm sáng duy nhất của xuất khẩu gạo trong năm 2016 là giá lúa gạo nội địa hầu hết đều tăng so với năm trước đó, đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân. Đây cũng là năm duy nhất trong nhiều năm gần đây khơng phải thực hiện chính sách thu mua tạm trữ để bình ổn thị trường trong nước.

3.2.2.1.2 Dệt may

Năm 2018, ngành dệt may trong nước có kết quả tăng trưởng ấn tượng, tăng hơn 16% so với năm 2017, đạt hơn 36 tỉ đô la Mỹ, nằm trong tốp 3 nước xuất khẩu cao nhất nhóm mặt hàng này trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là mức tăng trưởng rất cao trong điều kiện tổng cầu thế giới khi đó chỉ tăng trưởng 3% và tốp 10 nước xuất khẩu dệt may cũng tăng dưới 5%.

Hay như các năm trước, Năm 2016 là năm thế giới cũng xảy ra nhiều biến động về kinh tế, chính trị, trong đó nổi bật là sự kiện Brexit. Kết quả này đã ngay lập tức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới, với việc đồng bảng Anh ngay sau đó bị mất giá, lập mức đáy của 31 năm vào ngày 05/10/2016. ảnh hưởng trực tiếp đến ngành Dệt may Việt Nam. Ngoài ra, một sự kiện nổi bật khác là Mỹ có tân Tổng thống cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các chính sách kinh tế của Mỹ nói chung và hiệp định TPP do ông Donald Trump đã tuyên bố chính thức về việc khơng ủng hộ hiệp định này.

Trong năm 2016, tình hình dệt may thế giới khơng khả quan. Các quốc gia nhập khẩu dệt may chính là Mỹ, EU, Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa dệt may rất thấp, hoặc suy giảm. Cụ thể, nhập khẩu dệt may của thị trường Mỹ năm 2016 ước đạt 113,8 tỷ USD, giảm 4,84% so với năm 2015; nhập khẩu dệt may của Nhật Bản ước đạt 34,7 tỷ USD, giảm 1,7%; nhập khẩu dệt may của Hàn Quốc ước đạt 13,3 tỷ USD, giảm 4,03%. Riêng thị trường Châu Âu có tín hiệu khả quan hơn với mức tăng trưởng nhập khẩu dệt may là 5,12%, ước đạt 260 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt may Việt Nam năm 2016 ước đạt 28,3 tỷ USD, chỉ tăng 5% so với năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 5,8%; đi EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%; đi Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5,4%, đi Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,1%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt

Nam chỉ tăng trưởng một con số trong năm 2016, nhưng xét trong tổng thể toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.

3.2.2.1.3 Chế biến, chế tạo

Báo cáo cho thấy, nếu như quý 1/2015, tăng trưởng toàn ngành CN chỉ là 9,3%, năm 2016 tăng 8,2% và năm 2017 tăng 5,1% thì quý 1/2018, chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng của tồn ngành cơng nghiệp với xu hướng tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước. Trong quý 1, lĩnh vực này đạt mức tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xét về mức độ đóng góp vào tăng trưởng GDP của ngành CN cho thấy, ngành cơng nghiệp đóng góp 3,01 điểm phần trăm.

Nếu nhìn lại những năm trước đó, năm 2012 tăng 8,74%, năm 2013 tăng 4,38%, năm 2014 tăng 5,97%, năm 2015 tăng 9,70%, năm 2016 tăng 8,94%, năm 2017 tăng 8,60% thì đến năm 2018 mức tăng lên đến 13,56% và là mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây, nhờ mức tăng này đã đóng góp 2,46 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Cùng với mức tăng của sản xuất CN, trong quý 1, chỉ số tiêu thụ toàn ngành CN chế biến, chế tạo cũng tạo dấu ấn khi tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Tại thời điểm 31/3, chỉ số tồn kho của tồn ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tăng 6,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 13,5% so cùng thời điểm năm trước; tỷ lệ tồn kho bình quân quý 1 là 68,2%.

3.2.2.2. Sau khi tham gia CPTPP

3.2.2.2.1 Gạo

Với việc được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, gạo sẽ có khả năng tiếp cận và tăng trưởng tại thị trường Canada. Canada cam kết xóa bỏ ngay thuế quan đối với mặt hàng gạo khi Hiệp định có hiệu lực. Mexico cũng là thị trường mới, xuất khẩu khoảng 70.000 tấn/năm và sẽ được hưởng thuế suất 0% vào năm thứ 11, kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Riêng 220 gạo xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn chịu sự điều chỉnh bởi hạn ngạch thuế quan theo cam kết của Nhật Bản trong WTO. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã ký Thỏa thuận Hợp tác Phát triển Chuỗi giá trị Gạo nhằm cải thiện khả năng gạo Việt Nam trúng thầu hạn ngạch thuế quan WTO của Nhật.

3.2.2.2.2 Dệt may

Ơng Ngơ Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ đa biên (Bộ Cơng Thương), cho biết, mặc dù tín hiệu xuất khẩu sang các thị trường trong khối CPTPP đã có mức tăng trưởng 30% trong 7 tháng đầu năm 2019, nhưng có những ngành hàng được kỳ vọng sẽ được

hưởng nhiều cơ hội về ưu đãi thuế quan từ Hiệp định lại có mức tăng trưởng tương đối thấp. Theo ông Khanh, với mức tăng trưởng khoảng 16,4 tỷ USD xuất khẩu sang thị trường CPTPP, hiện mới chỉ có 190 triệu USD tận dụng được QTXX, chiếm 1,17% tổng kim ngạch xuất khẩu sang CPTPP. Đây là một con số tương đối khiêm tốn, nếu khơng nói là rất thấp.

“Với thị trường lớn như Canada, chúng ta xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019, nhưng những mặt hàng đáp ứng được QTXX mới chỉ đạt 118 triệu USD ưu đãi, đạt khoảng 6,5%. Tổng kim ngạch Xk sang Mexico trong 7 tháng đạt 3 tỷ USD, nhưng xuất khẩu có C/O để hưởng ưu đãi chỉ 54 triệu USD, chiếm 4,16%.” Ông Khanh nhấn mạnh.

*Ngun nhân vì đâu?

Có thể nói, năm 2019 là năm các DN sản xuất sợi tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ khơng tăng, giá giảm. Tuy vẫn duy trì sản xuất, xuất khẩu, nhưng nhiều doanh nghiệp chịu thua lỗ. Nguyên nhân là do mặt hàng sợi, vải của Trung Quốc nằm trong gói 200 tỷ USD bị Mỹ áp thuế 10% từ ngày 24/9/2018 và ngày 10-5-2019 nâng lên 25%. Trong khi đó, khoảng 60% sợi xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam là sang Trung Quốc. Ngoài ra, cũng làm cho hiệu quả thu được của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc giảm

Tương tự, đối với ngành dệt may, yêu cầu xuất xứ từ sợi trở đi, nghĩa là từ công đoạn kéo sợi, dệt nhuộm vải đều phải thực hiện trong khu vực CPTPP là thách thức khơng nhỏ vì Việt Nam hiện nay đang phải nhập khẩu hơn 60% nguyên phụ liệu ngoài khu vực CPTPP. Việc giải quyết nguồn ngun liệu là bài tốn khơng hề đơn giản với ngành dệt may Việt Nam.

Ơng Lê Tiến Trường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, TGĐ Vinatex cho biết, theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, có 2 nguyên nhân DN chưa đáp ứng được CPTPP. Một là mỗi ngành hàng lại có những quy định về QTXX khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều DN trong ngành vẫn chưa hoàn thiện được chuỗi cung ứng từ Sợi – Dệt nhuộm – May. Hai là việc cấp Chứng nhận xuất xứ C/O hiện nay của ta đang có vấn đề. Hiện nay chỉ có Bộ Cơng Thương và VCCI là có thẩm quyền cấp C/O, do đó sẽ có thể bộc lộ những hạn chế, hoặc chưa thực sự hướng tới phục vụ DN

Chính vì vậy, có 2 vấn đề về việc DN chưa đạt được chứng nhận QTXX, một là DN chưa đạt QTXX cho nên không tham gia. Hai là quy trình xác định QTXX của Việt Nam cịn bất cập. Trong 7 tháng, 2 thị trường quan trọng trong CPTPP là Australia và Canada, mặt hàng dệt may tăng trưởng rất cao. Canada tăng trưởng 22%, còn tổng kim ngạch XK sang Australia của Việt Nam có giảm, nhưng riêng dệt may vẫn tăng 20%. Rõ ràng, xu thế của nhà mua hàng, của chuỗi cung ứng muốn tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam là đã có, đã thể hiện. Nhưng, người ta sẽ vướng, đang vướng và nếu tiếp tục vướng, thì chuyện có dịch chuyển đến Việt Nam để đáp ứng QTXX hay không lại là câu hỏi.” Ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh.

3.2.2.2.3 Chế biến, chế tạo

Trong số các quốc gia tham gia CPTPP, có 4 nước thành viên thuộc khu vực châu Mỹ bao gồm: Canada, Chile, Mexico và Peru. Trong số này, có tới 3 nước mà Việt Nam lần đầu tiên có quan hệ FTA là Canada, Mexico và Peru. Đặc biệt, đây đều là những nước có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hoá Việt Nam rất cao ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực: Canada (94%), Chile (95%), Peru (81%) và Mexico (77%). CPTPP có hiệu lực sẽ mở ra cánh cửa xuất khẩu cho nhiều mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam như: dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản… sang các thị trường mới như Canada, Mexico, Peru.

Tại thị trường Canada, thuế sẽ giảm ngay từ 9,5% xuống 0%, trừ ghế gỗ dùng trong nhà thuế giảm dần về 0% sau 6 năm khi CPTPP có hiệu lực. Hiện Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn nhất về đồ gỗ phòng ngủ vào Canada (chiếm gần 30% thị phần). Canada đang tiêu thụ 166 triệu USD đồ gỗ của Việt Nam.

Trước đây, Mexico chưa phải là thị trường lớn của Việt Nam do mức thuế nhập khẩu áp cho đồ gỗ khá cao, dao động từ 10% tới 15%. Với CPTPP, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia vào thị trường này sâu hơn vì cam kết xóa bỏ hồn tồn thuế nhập khẩu cho toàn bộ các sản phẩm gỗ, ván sàn và đồ nội thất, ngoại thất với lộ trình 10 năm. Khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ một cách đột biến là khơng có nhiều, nhưng cơ hội cho doanh nghiệp Việt sẽ lớn dần theo lộ trình giảm thuế.

Một phần của tài liệu Những cơ hội đối với doanh nghiệp việt nam khi kí kết hiệp định thương mại tự do CPTPP (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)