Các biện pháp quản lý nợ vay nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài của Việt Nam thực trạng và các biện pháp đề xuất (Trang 28 - 29)

Thành lập hội đồng tư vấn nợ. Tổ chức này có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ về chính sách vay, trả nợ nước ngoài, về kế hoạch vay và trả nợ hàng năm.

Thiết lập cơ quan chuyên trách trực thuộc Chính phủ về quản lý nợ nước ngoài. Hiện nay các cơ quan quản lý nợ nước ngoài như: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đang từng bước hoàn chỉnh chương trình quản lý nợ nước ngoài hiện đại, tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Nhiệm vụ của tổ chức này là theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài, tình hình nợ quốc gia tồn đọng để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

Đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nợ nước ngoài, gạt bỏ sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong phân công, phân nhiệm. Việc gắn trách nhiệm sử dụng vốn vay với việc trả nợ là hết sức cần thiết, tạo cho doanh nghiệp ý thức sử dụng nguốn vốn vay có hiệu quả.

Cần tổ chức lại hệ thống thông tin về nợ nước ngoài. Hệ thống thông tin về nợ nước ngoài ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn nghèo nàn, chưa đầy đủ và liên tục, chất lượng thông tin về nợ thiếu tin cậy. Bên cạnh đó, sự không công khai thông tin giữa các bộ, ngành dẫn đến hiện tượng bưng bít thông tin gây hậu quả xấu đối với công tác quản lý nợ. Các tác giả thực hiện dự án về quản lý nợ vay nước ngoài (dự án VIE 01/010) cũng đã từng khuyến cáo Việt Nam cần đảm bảo rằng các số liệu nợ được kiểm chứng thống nhất và cập nhật một cách nhất quán, thông tin từ các khoản vay cần được hoàn chỉnh để có thể có được các đầu ra và báo cáo cần thiết. Do đó, cần lập mạng thông tin trao đổi công khai giữa các cơ quan được giao chuyên trách về quản lý nợ.

Tìm kiếm khả năng giảm được nợ hơn nữa thông qua việc chủ động cơ cấu lại nợ, chuyển đổi nợ. Thu hút các luồng tài chính không mang tính chất nợ như đầu tư trực tiếp nước ngoài…

phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để đảm bảo khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài của Việt Nam thực trạng và các biện pháp đề xuất (Trang 28 - 29)