Ổn định lạm phát

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài của Việt Nam thực trạng và các biện pháp đề xuất (Trang 25 - 26)

Ổn định lạm phát là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam có nhiều biến động như hiện nay, bởi lẽ nó không chỉ làm gia tăng nợ nước ngoài mà nó còn là một chỉ tiêu vĩ mô đánh giá sức khỏe của nền kinh tế quốc gia. Muốn bình ổn lạm phát có hiệu quả thì điều quan quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân của nó và từ đó có những giải pháp thích hợp.

Lạm phát ở Việt Nam trong mấy năm gần đây là lạm phát do chi phí đẩy, do đó phải giảm bớt việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài vào như việc nhập khẩu xăng dầu. Việt Nam cũng cần phải có giải pháp ổn định giá cả sinh hoạt hiện nay, tăng giá đồng tiền nội địa, bằng việc kiểm soát ngăn chặn tình trạng đôla hoá ở mức cao độ bởi vì một nền kinh tế bị đôla hoá cao thì việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ bị giảm hiệu quả do tình trạng đôla hoá gây khó khăn, trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, đồng nội tệ bị thay đổi nhạy cảm hơn từ các thay đổi bên ngoài, việc hoạch định và thực thi chính sách mất hiệu quả…

Chính phủ phải thực hiện kiểm soát cung tiền để kiểm soát lạm phát. Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), NHNN cần phải tích cực tham gia trên thị trường ngoại hối để mua đồng đôla từ hệ thống NHTM, bên cạnh đó thì Chính phủ cũng phải triển khai phát hành trái phiếu trên thị trường mở để giảm áp lực lên cung tiền tệ.

Tăng cường phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Ở Việt Nam, “Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân” (Điều 2, Luật Ngân sách Nhà nước). Như vậy, Chính phủ cũng như NHNN cần phải công khai hoá các thông tin có liên quan đến lạm phát, đừng vì lạm phát lên cao vượt quá mức kế hoạch đề

ra mà che dấu, phải công bố và hướng đến cơ chế lạm phát mục tiêu.

Trong tình hình lạm phát xảy ra có phần do chi phí đẩy, để chống lại lực đẩy của chi phí, lực tác dụng ngược trở lại là giảm chi phí. Các doanh nghiệp cần rà soát lại các khâu, các bộ phận triệt để cắt giảm chi phí, song cắt giảm chi phí cũng có giới hạn của nó, vấn đề là doanh nghiệp phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro, tăng giảm thất thường của các mặt hàng không chứ không riêng gì giá xăng dầu, đôla, vàng, sắt, thép, phân bón… Đến một lúc nào chi phí đầu vào sẽ tăng cao thì làm sao? Và còn rất nhiều thay đổi khác nữa khi chúng ta bước ra “đại dương”.

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài của Việt Nam thực trạng và các biện pháp đề xuất (Trang 25 - 26)