Xem xét một cách độc lập, khách quan và đánh giá cẩn trọng các phương án kinh doanh, năng lực và tiềm năng của các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, cần định giá được lợi nhuận ròng trong phương án này phải cao hơn lãi suất đi vay.
Công bố công khai định kỳ (ngắn hạn) và thường xuyên các số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, tiến độ của các dự án tại các đơn vị được vay lại nguồn tiền phát hành này.
Nhằm phân chia rủi ro cho việc phân bổ các khoản vay vào các dự án đầu tư nên phần vốn vay này vào các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghể khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào các ngành kinh tế đang là mũi nhọn.
Có các biện pháp chế tài mạnh không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp được vay lại nguồn vốn từ trái phiếu mà cả với các vị trí lãnh đạo liên quan từ khâu đề nghị, xét duyệt dự án, điều hành và thực hiện dự án, có như vậy mới ràng buộc được tránh nhiệm tài chính.
Với Quy chế kiểm soát trái phiếu quốc tế năm 2005, Bộ Tài chính nên nhận báo cáo tài chính của Vinashin theo định kỳ của quý, không phải đợi đến 15 ngày sau khi có biên bản kiểm toán đã kết thúc năm tài chính.
Bộ Tài chính cần quan tâm và kiểm soát có bắt buộc đối với Quỹ hoàn trái 11 điển hình là Quỹ hoàn trái của Vinashin. Với Quỹ hoàn trái này, Vinashin phải có trách nhiệm trích quỹ định kỳ hàng thàng dành cho việc thanh toán lãi. Riêng việc trích Quỹ để hoàn trả
vốn gốc cần được tiến hành trích định kỳ hàng năm.
Đa dạng hoá và khai thác triệt để các nguồn vốn vay nước ngoài. Coi trọng vốn vay dài hạn dưới hình thức ưu đãi của các tổ chức tài chính - tiền tệ, đặc biệt là nguồn vốn ODA. Hạn chế vay thương mại với lãi suất cao, thời gian ngắn, cần cân nhắc vay nợ như thế nào cho lợi.