Các biện pháp sử dụng vốn vay hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài của Việt Nam thực trạng và các biện pháp đề xuất (Trang 26 - 27)

Nợ nước ngoài có hai mặt đối lập, một mặt nó là nguồn lực cho phát triển kinh tế -xã hội, mặt khác nếu quản lý không tốt, hiệu quả sử dụng vốn thấp, không hợp lý, nó sẽ dẫn tới khủng hoảng nợ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. Do đó, việc hoàn thiện quản lý nợ vay và sử dụng nợ có hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội và tránh được khủng hoảng nợ.

3.3.1.Kiểm soát nợ nước ngoài

Trong thực tế đã có nhiều quốc gia phải trả giá cho vấn đề vay nợ nước ngoài nhưng đã đánh mất khả năng kiểm soát nó như Hy Lạp, Ai Cập,…. Thông thường khi đã không kiểm soát được nợ sẽ kéo theo khủng hoảng nợ, vỡ nợ dẫn đến khủng hoảng của nền kinh tế và có khi nghiêm trọng hơn là khủng hoảng về chính trị. Nhằm tránh vết xe đổ của các quốc gia đi trước, chúng ta cần phải:

vay nợ này cho các doanh nghiệp vay lại, từ đó có thể điều chính các cách kiểm soát cũng như việc cấp vốn cho phù hợp và mang lại lợi ích cao nhất cho quốc gia.

- Cần so sánh mức tăng trưởng của GDP với mức tăng trưởng của nợ nước ngoài. Không nên để các nguồn thu ngoại tệ vượt quá, tránh tình trạng vay mượn tràn lan vì nếu xảy ra sự chênh lệch quá lớn hoặc có sự cắt giảm nguồn ngoại tệ này đột ngột, nó sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái.

- Cần quan tâm đến khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam, không nên chủ quan khi dựa vào ngưỡng an toàn cho nợ nước ngoài theo thông lệ quốc tế là 40% GDP.

Các cơ quan chức năng có liên quan cần phải phát triển nhân viên có năng lực nhằm gia tăng quản lý nợ và cá rủi ro quốc gia. Có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm quản lý và theo dõi các nguồn thu từ vay nợ, phân bổ nguồn vốn vay, kế hoạch và thực trả các khoản nợ, tránh tình trạng chồng chéo hoặc không rõ ràng.

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài của Việt Nam thực trạng và các biện pháp đề xuất (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w