(1) Marketing không phân biệt

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị marketing (Marketing Management) (Trang 42)

• Nội dung: DN chọn tồn bộ thị trường làm thị trường mục tiêu, bỏ qua sự khác biệt giữa các phân đoạn thị trường. Họ tập trung vào những cái đồng nhất trong nhu cầu giữa các đoạn thị trường và thiết kế một sản phẩm, soạn thảo một chương trình marketing-mix sao cho có thể lơi kéo được đơng đảo khách hàng nhất.

• Ưu điểm:

Tiết kiệm được chi phí (chí phí nghiên cứu thị trường, chi phí cho các khác biệt hóa chương trình marketing mix…); Khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô.

Là cơ sở để thực hiện chính sách giá rẻ, dễ dàng xâm nhập vào những thị trường nhạy cảm về giá.

• Hạn chế:

Khơng dễ tạo ra được một nhãn hiệu có khả năng thoả mãn tất cả mọi người.

Nếu ĐTCT cũng áp dụng chiến lược marketing không phân biệt sẽ tạo nên sự cạnh tranh gay gắt ở những đoạn thị trường lớn, song lại bỏ qua những khác biệt quy mô nhỏ, gây nên sự mất cân đối trong việc đáp ứng cầu thị trường.

Cơng ty gặp sẽ khó khăn nếu ĐTCT áp dụng chiến lược marketing phân biệt

(2) Marketing phân biệt

• Nội dung: cơng ty hoạt động trong một số đoạn thị trường và thiết kế những

chương trình khác nhau cho từng đoạn thị trường riêng biệt

• Ưu điểm:

Bằng việc đa dạng hố sản phẩm và các nỗ lực marketing, cơng ty có đạt được tổng mức tiêu thụ lớn và thâm nhập sâu hơn vào nhiều đoạn thị trường.

DN có thể thực hiện định vị thị trường tốt hơn, khả năng có khách hàng trung thành cao hơn.

• Hạn chế:

Tăng chi phí kinh doanh (R&D, sản xuất, quản lý hành chính, dự trữ, vận chuyển, quảng cáo khuyến mãi...); DN khơng hoặc khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô.

Cần phải cân đối được số đoạn thị trường và quy mô của từng đoạn, tránh tình trạng cung ứng quá nhiều mặt hàng với số lượng nhỏ

(3) Marketing tập trung

• Nội dung: DN dồn sức tập trung vào một đoạn thị trường hay một phần thị trường nhỏ mà DN cho là quan trọng nhất, cố gắng chiếm lấy tỷ phần lớn trong đoạn thị trường đó.

• Ưu điểm:

Nhờ dồn sức chỉ vào một khu vực thị trường nên cơng ty có thể giành được một vị trí vững mạnh trên khu vực thị trường đó.

Có thể khai thác được những lợi thế của việc chun mơn hóa trong SX và các hoạt động marketing

• Hạn chế:

Rủi ro khi nhu cầu của đoạn thị trường có sự thay đổi đột ngột, khi có ĐTCT quyết định gia nhập đoạn thị trường đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị marketing (Marketing Management) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)