cách mạng trong nền kinh tế thị trường
Trong điều kiện mới, các giá trị đạo đức cách mạng đang có những chuyển biến phức tạp, có đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh, trung thực, thủy chung với lối sống thực dụng, dối trá, ít kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền.
Trước sự biến động của các giá trị đạo đức cách mạng, có ý kiến cho rằng chúng ta đang bị mất phương hướng. Cũng có ý kiến cho rằng đạo đức có xuống cấp, suy thối, nhưng vẫn giữ được những nét cơ bản trong quá trình phát triển của kinh tế thị trường. Một số biến động đáng chú ý như sau: Những giá trị đạo đức cách mạng cơ bản tiếp tục được duy trì và phát triển, có nhiều biểu hiện sinh động, phong phú hơn… Bên cạnh đó, các giá trị đạo đức cách mạng đang bị mất phương hướng:
- Từ chỗ coi trọng, thậm chí tuyệt đối hóa các giá trị chính trị - xã hội sang coi trọng hơn các giá trị kinh tế vật chất.
- Từ chỗ lấy con người xã hội - tập thể làm mẫu chuyển sang chỗ nặng về con người cá nhân, thậm chí cá nhân chủ nghĩa.
- Từ chỗ coi trọng, đề cao con người sống vì lý tưởng đến ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng, sùng bái đồng tiền, lối sống hưởng thụ, hình thức, xa hoa, lãng phí…
Sự tác động của hồn cảnh vào giá trị đạo đức nói chung, đạo đức cách mạng nói riêng là một thực tế khách quan. Vì vậy trách nhiệm của chúng ta là phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kế thừa và phát triển nó phù hợp với những điều kiện lịch sử hiện đại:
+ Những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp như lòng yêu nước, lòng nhân ái, ý thức đồn kết cộng đồng, lịng vị tha, tính trung thực, tinh thần
kiêm tốn, ham học hỏi, cần cù, sáng tạo…cần phải củng cố và phát huy trong điều kiện mới. Yêu nước là giá trị đạo đức hàng đầu, xuyên suốt trong lịch sử dân tộc Việt Nam cần phải củng cố và phát triển.
Lịng nhân ái, khoan dung, đồn kết, ý thức cộng đồng, kiên cường, bất khuất, mưu trí, sáng tạo, cần cù, chịu khó… là truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc, thể hiện phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Ngày nay, đứng trước những thử thách của điều kiện mới, chúng ta phải tăng cường các biện pháp giáo dục, thuyết phục cũng như hành chính, pháp luật để khuyến khích cái thiện, ngăn chặn cái ác, phát huy tinh thần đoàn kết, thương yêu con người, quan tâm đến cuộc sống của mỗi người, chống chiến tranh, tệ nạn xã hội, đói nghèo…
+ Những giá trị mới được bổ sung trong điều kiện mới góp phần làm phong phú và hoàn chỉnh hơn những giá trị đạo đức truyền thống như: tự lập, tự chủ, quyết tâm vượt đói nghèo, làm giàu chính đáng cho bản thân và cho xã hội, sáng tạo cá nhân… cần được khuyến khích, song song với những biện pháp hành chính và dư luận để lên án sự gian dối, lừa đảo, luôn lậu, tham nhũng, làm ăn bất chính…
+ Do tác động của cạnh tranh, cơ chế thị trường sẽ tạo ra sự phân hóa trong xã hội, tạo ra những người nghèo, kẻ giàu, gây nên bất bình đẳng trong xã hội; do khuyến khích săn đuổi lợi nhuận tối đa, trong nhiều trường hợp, tạo ra môi trường của các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: tham nhũng, lãng phí, bn lậu, gian lận thương mại, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, lối sống thực dụng, ích kỷ chạy theo đồng tiền; do điều tiết một cách tự phát của cơ chế thị trường, dễ làm cho nền kinh tế xuất hiện tình trạng lạm phát, thất nghiệp, thậm chí khủng hoảng kinh tế…
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở bảo vệ cho lợi ích chung của nhân dân lao động, của cả dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta cần phát huy mặt tích cực, đồng thời hạn chế tác hại của các khuyết tật của cơ chế thị trường vì lợi ích chung của tồn xã hội. Đối
với cán bộ, đảng viên thì những tác động này đều ảnh hưởng cả về tích cực và tiêu cực đối với sự biến đổi đạo đức, lối sống của họ.