Gắn xây dựng đạo đức cách mạng của cán bộ,đảng viên với đạo đức xã hội, góp phần khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên tỉnh Cà Mau hiện nay (Trang 79 - 81)

- Cấp tỉnh, cấp huyện:

3.2.1. Gắn xây dựng đạo đức cách mạng của cán bộ,đảng viên với đạo đức xã hội, góp phần khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền

đạo đức xã hội, góp phần khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp trong tình hình hiện nay

Cán bộ, đảng viên là một bộ phận của xã hội, là bộ phận tiên tiến của xã hội. Đạo đức, lối sống của họ cũng là bộ phận tiên tiến trong đạo đức xã hội. Vì vậy, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên cần gắn kết chặt chẽ với quá trình giáo dục, xây dựng đạo đức xã hội như sự gắn kết giữa cái bộ phận với toàn bộ, giữa cái tiên tiến với cái phổ biến, phổ cập.

Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có tính kế thừa. Tuy nhiên, do tồn tại xã hội đang vận động, biến đổi, đạo đức truyền thống tất yếu cũng biến đổi theo. Những giá trị đạo đức mới được hình thành trên cơ sở các quan hệ xã hội mới nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy, xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân phải vừa biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp, phát triển những giá trị vốn có trong điều kiện mới, vừa xây dựng những phẩm chất mới, giá trị mới phù hợp với yêu cầu và nhịp độ phát triển của sự nghiệp đổi mới, vừa xây dựng những phẩm chất mới, giá trị mới phù hợp với yêu cầu và nhịp độ phát triển của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

Các chuẩn mực và giá trị đạo đức truyền thống có vai trị làm nền tảng, được kế thừa và phát triển thông qua hoạt động truyền thụ và lĩnh hội của thế hệ này cho thế hệ khác. Mỗi thế hệ sẽ bổ sung, phát triển những nội dung

mới, các giá trị mới, làm phong phú thêm các giá trị truyền thống, làm cho các chuẩn mực và giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp có sức sống mạnh mẽ, lan tỏa vào mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội.

Tiếp thu có chọn lọc các chuẩn mực và giá trị đạo đức của các dân tộc trên thế giới là yêu cầu của quá trình phát triển các giá trị đạo đức. Việc tiếp thu các giá trị mới, tiến bộ của thế giới nhằm làm phong phú thêm đời sống tinh thần, đạo đức của xã hội ta. Mọi biểu hiện coi nhẹ, hạ thấp các giá trị truyền thống, hay đóng cửa không tiếp thu, không phát triển các giá trị mới, đều là sai lầm có hại.

Cần xây dựng bộ tài liệu chuẩn về đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên trên cơ sở phát huy những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Tăng cường cơng tác tun truyền giáo dục những chuẩn mực đó trên nhiều kênh thơng tin khác nhau. Hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên cần phải có kế hoạch cụ thể, có đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, nêu gương những cán bộ, đảng viên có thành tích, có lối sống, phong cách mẫu mực. Cần có sự chỉ đạo tiến hành đồng bộ thống nhất trong các cơ quan từ Trung ương đến địa phương.

3.2.2. Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy xây làm chính;đấu tranh khắc phục sự suy thối về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tệ quan liêu, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội

Cơ sở của nguyên tắc xây đi đôi với chống là do đạo đức là một phạm trù xã hội, được hình thành và phát triển trong quan hệ xã hội. Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, thiện - ác, cái đạo đức và cái vô đạo đức vẫn thường đan xen nhau, đối chọi nhau, thông qua hành vi của con người khác nhau. Những đan xen và đối chọi ấy có thể cịn diễn ra trong mỗi bản thân con người. Chính vì vậy, để có nhận thức và hành vi đạo đức đúng đắn trong mỗi người và toàn xã hội phải thực hiện xây đi đôi với

chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây, do đó phải kết hợp chặt chẽ giữa chống với xây.

Trong khi xây dựng, bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng, phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức vẫn thường diễn ra. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm những gì có thể xảy ra để đề phòng, ngăn chặn, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức.

Để xây và chống có kết quả, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Có phong trào, có cuộc vận động chung cho tồn Đảng, tồn dân; có phong trào, cuộc vận động riêng cho từng ngành, từng giới, qua đó lơi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, thôi thúc trách nhiệm đạo đức cá nhân, để mọi người phấn đấu tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng. Chú trọng phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí, quan liêu.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên tỉnh Cà Mau hiện nay (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w