1.1.3.1. Khái niệm giáo dục và giáo dục đạo đức cách mạng * Khái niệm giáo dục
Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng, là quá trình trao đổi và chuyển giao tri
thức, là sự đạt được những giá trị và các mơ hình hành vi theo một mục đích, u cầu định sẵn. Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình hình thành nhân cách con người dưới ảnh hưởng của hoạt động có mục đích của nhà giáo dục trong hệ thống các cơ quan giáo dục và dạy học.
Theo từ điển Tiếng Việt, giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có
hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.
Dưới góc độ triết học, có thể hiểu rằng, giáo dục là một quá trình hai mặt. Một mặt, đó là sự tác động từ bên ngồi vào đối tượng giáo dục (sự tác động của tri thức, văn hóa nhân loại thơng qua nhà sư phạm đến đời sống của học sinh, sinh viên, học viên); mặt khác, thông qua sự tác động này làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hồn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục.
* Khái niệm giáo dục đạo đức cách mạng
Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và
thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng đã được C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trong các tác phẩm của mình với đối tượng chung là các chiến sĩ cách mạng và cán bộ cách mạng mà ngày nay chủ yếu là đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Mỗi chế độ xã hội có hệ thống những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức riêng để điều chỉnh hành vi của con người. Nhu cầu đạo đức xuất phát từ xã hội, nhưng biểu hiện đạo đức lại thông qua hành vi của cá nhân. Con người một mặt bị ảnh hưởng bởi các truyền thống đạo đức cũ, mặt khác trong một môi trường xã hội cụ thể và trình độ cụ thể của từng người cũng chi phối các quan niệm và hành vi đạo đức của họ. Do đó, để tất cả mọi người trong xã hội đều có thể tiếp nhận và thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung, phải tiến hành giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng.
Khi bàn về con người, C.Mác coi con người như là một hệ thống những năng lực thể chất và những năng lực tinh thần. Theo C.Mác, đạo đức của con người thuộc về những năng lực tinh thần - những năng lực không thể thiếu được, hơn nữa chính vì chúng mà những năng lực thể chất có sự định hướng phát triển đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đề cao và đánh giá rất đúng mức vai trò của đạo đức, theo Người nhân cách của con người bao gồm cả đức và tài. Trong đó, đức là gốc, tài là quan trọng. Như vậy, đạo đức là một yếu tố, một mặt của nhân cách cá nhân. Song, nhân cách, đạo đức cá nhân khơng tự nhiên mà có, nó do sự giáo dục, rèn luyện bền bỉ, lâu dài mới có được.
Như vậy, giáo dục đạo đức cách mạng là quá trình tác động một cách
có hệ thống của chủ thể về các quan điểm, quy tắc, chuẩn mực của xã hội xã hội chủ nghĩa, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích của xã hội, vì hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa người với người, giữa các cá nhân, tập thể và toàn xã hội.
Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên là giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và của loài người theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, suốt đời phấn đấu, hi sinh vì Đảng, vì cách mạng, ln đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trên hết, mà bất kỳ khó khăn nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương cho quần chúng, khơng được nói trái, làm trái nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cán bộ, đảng viên cũng là những con người trong xã hội, cho nên trong công tác, hoạt động cách mạng khó tránh khỏi sai lầm và khuyết điểm. Vì vậy, cán bộ, đảng viên phải ln ln học tập, tu dưỡng để hoàn thiện bản thân; việc tu dưỡng đạo đức phải gắn với thực tiễn công tác, lao động, học tập; rèn luyện mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Và vấn đề mấu chốt, quyết định trong giáo dục, rèn luyện đạo đức của người cán bộ, đảng viên là sự tự giáo dục, tự rèn luyện. Bởi vì, cái xấu cái tốt đều trong mỗi con người, học cái tốt thì khó, học cái xấu thì dễ. Vì vậy, việc phấn đấu, tu dưỡng của người cán bộ, đảng viên là phải kiên trì hàng ngày để gạt bỏ tính xấu gây hại cho Đảng, cho dân. Vì kinh tế thị trường càng phát triển, giao lưu hợp tác quốc tế càng mở rộng thì chủ nghĩa cá nhân càng có cơ hội phát triển.
Vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng chỉ được đảm bảo khi nó được dựa vững chắc vào cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Trước thời kỳ đổi mới cũng như hiện nay, những khuyết điểm về cơ chế, chính sách - xã hội đã làm xói mịn nền tảng đạo đức xã hội. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạch định các đường lối, chủ trương, chính sách và cơ chế kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước coi đó là một nội dung trong chương trình giáo dục chính khóa ở hệ thống các trường đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc hình thành và phát huy đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay.
1.1.3.2. Về các yếu tố, các bộ phận cấu thành công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
Mục đích của giáo dục đạo đức cách mạng là cung cấp cho cán bộ, đảng viên những tri thức, hiểu biết về đạo đức, nâng cao tình cảm đạo đức và cổ vũ những hành vi đạo đức mang tính tự giác, cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
- Chủ thể giáo dục đạo đức cách mạng
Chủ thể giáo dục đạo đức cách mạng là các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, mà trước hết là các tổ chức có trách nhiệm quản lý cán bộ, đảng viên; là cán bộ chủ chốt các cấp, các tổ chức trên. Chủ thể giáo dục đạo đức còn là các lực lượng làm công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, giáo dục, là chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên. Ngồi ra, cán bộ, đảng viên còn chịu sự giáo dục của gia đình, bạn bè và các lực lượng khác.
- Đối tượng giáo dục đạo đức cách mạng
Đội ngũ cán bộ, đảng viên tỉnh Cà Mau vừa là đối tượng giáo dục đạo đức cách mạng, vừa là chủ thể của quá trình tự giáo dục đạo đức cách mạng.
- Nội dung giáo đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
+ Giáo dục lòng trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa: Mục đích của xã hội chủ nghĩa là giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do và tồn diện. Vì vậy, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa khơng chỉ là u cầu về mặt chính trị mà cũng chính là một yêu cầu về đạo đức của người cán bộ, đảng viên.
Trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, kiên trì mục tiêu xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất cơng, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xác định các chuẩn mực đạo đức mới - đạo đức cách mạng trong hồn cảnh hiện nay. Đó là vấn đề có ý nghĩa định hướng cho mọi hoạt động của con người, là động lực mạnh mẽ để hướng dẫn hành động và là yêu cầu để xác định ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên đối với đất nước, với nhân dân.
+ Giáo dục tinh thần yêu lao động, say mê công tác, phát huy truyền thống hiếu học, chuyên cần và sáng tạo thơng qua đó hình thành ý thức tự giác trong lao
động, học tập, công tác và rèn luyện, phấn đấu trở thành những người cán bộ vừa
hồng, vừa chuyên.
Lao động là một giá trị đạo đức của cá nhân. Nhưng khi xã hội xuất hiện giai cấp thì ý nghĩa đạo đức của lao động bị loại bỏ, các giai cấp thống trị chỉ coi lao động như một phương tiện để bóc lột. Chúng chỉ khai thác giá trị kinh tế của lao động chứ không nghĩ đến giá trị đạo đức và các giá trị xã hội khác của lao động. Từ đó, làm cho lao động, vốn được coi là một giá trị đạo đức quý giá nhất của con người, trở thành hình thức khổ sai, đày ải con người. Trong chủ nghĩa xã hội, mọi thành quả lao động trực tiếp hay gián tiếp đều thuộc về người lao động. Vì vậy lao động trong chủ nghĩa xã hội vừa là nghĩa vụ thiêng liêng, vừa là niềm vui, là trách nhiệm của mỗi người. Qua lao động, con người có thể tự khẳng định mình và đóng góp sức mình vào sự phát triển của xã hội.
+ Giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc và tinh thần quốc tế
trong sáng
Lòng yêu nước là truyền thống vơ cùng q báu và có sức sống kỳ diệu trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính lịng u nước đã cố kết cộng đồng dân tộc, tạo nên lịch sử hào hùng dựng nước, giữ nước. Lòng u nước trở thành một tiêu chí thiêng liêng, thành tình cảm lớn, thành nhu cầu tự nhiên trong đời sống đạo đức của con người Việt Nam. Lòng yêu nước là sản phẩm của lịch sử cộng đồng, đồng thời cũng mang tính giai cấp. u nước gắn liền với u dân. Vì nước chính là vì dân. Đó là lịng u nước chân chính. Ngày nay, cả nước đang bước vào sự nghiệp đổi mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội, thì biểu hiện của lịng yêu nước là tích cực tham gia vào sự nghiệp đổi mới đó, ngồi ra lịng u nước cịn biểu hiện ở ý thức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ.
Lòng yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với tinh thần quốc tế trong sáng, bởi giai cấp công nhân mang bản chất quốc tế. Lòng yêu nước và tinh thần quốc tế cần được kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ vững độc lập, chủ quyền và đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa chính là sự đóng góp vào q trình phát triển và tiến bộ của
nhân loại. Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu quan trọng trong hệ thống các chuẩn mực đạo đức mới, đạo đức cách mạng.
+ Giáo dục lòng nhân ái đối với cộng đồng: Mỗi con người tồn tại và phát triển là nhờ cộng đồng xã hội. Vì vậy, từ xa xưa, giữa con người với con người đã có tình thương u đối với nhau. Đó là một giá trị đạo đức cao đẹp cần phải giữ gìn và phát huy.
Chế độ xã hội ta luôn tôn trọng quyền dân chủ tự do của mỗi cá nhân, song cũng địi hỏi mỗi cá nhân phải tơn trọng lợi ích của cộng đồng, phải quan tâm tới cuộc sống của mỗi con người trong cộng đồng.
- Con đường giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
Để giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cần tiến hành giáo dục qua con đường trực tiếp và con đường gián tiếp. Trong thực tế, hai con đường giáo dục này luôn kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau và đan xen lẫn nhau.
+ Con đường giáo dục trực tiếp là sự truyền đạt tri thức đạo đức cách mạng trực tiếp cho cán bộ, đảng viên. Con đường giáo dục trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng hoặc làm biến đổi ý thức đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên. Đây là con đường giáo dục ngắn nhất nên kết quả của nó khơng vững chắc vì nó chủ yếu giải quyết vấn đề nhận thức, mà từ nhận thức đến hành động còn là một khoảng cách, cần rèn luyện rất nhiều mới trở thành khả năng, thành kinh nghiệm đạo đức của cá nhân.
+ Con đường giáo dục gián tiếp: là con đường cơ bản để gắn học với hành để hình thành kỹ năng và kinh nghiệm đạo đức cho con người thơng qua chính hoạt động của họ. Vì vậy kết quả của con đường giáo dục này là bền vững nhưng nó phải diễn ra một q trình lâu dài hơn và khó khăn hơn con đường giáo dục trực tiếp.
Có nhiều phương thức để giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, sau đây là một số phương thức cơ bản:
+ Kết hợp giáo dục và tự giáo dục
+ Kết hợp giáo dục gia đình với giáo dục xã hội
+ Kết hợp giáo dục đạo đức cách mạng với các nội dung giáo dục khác (giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục lao động, giáo dục kinh tế,…)
+ Kết hợp “xây” và “chống” trong giáo dục đạo đức cách mạng.