3.1.1.Khái quát chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ
DNNVV đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng và của Việt Nam nói chung. Khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên khoảng 51,5 nghìn km2, dân số hơn 10,5 triệu người, trong đó gần 7 triệu người trong độ tuổi lao động. Vùng được đánh giá là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh; có ý nghĩa chiến lược và lợi thế quan trọng trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các quốc gia trên thế giới.
DNNVV là những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ về vốn, lao động theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ về tiêu chí xác định doanh DNNVV. DNNVV được phân loại theo quy mô bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình qn năm khơng q 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ. Doanh nghiệp nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình qn khơng quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ. Doanh nghiệp vừa có số lao động tham gia BHXH bình qn năm khơng q 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ.
Xét về quy mô, năm 2020, tổng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ là 44.638, chiếm hơn 98% trong tổng số lượng các doanh nghiệp tồn khu vực. DNNVV đóng vao trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra ngày càng nhiều việc làm và đóng góp lớn vào ngân sách của khu vực và cả nước.
Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo quy mô lao động ở khu vực Bắc Trung Bộ Bắc Trung Bộ ĐV: Doanh nghiệp Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2020/2016 +/- % Tồn khu vực 29.529 33.479 39.211 41.685 44.638 15.109 51,17 Thanh Hóa 7.678 8.789 10.229 10.801 11.849 4.171 54,32 Nghệ An 7.266 7.889 9.578 10.328 10.856 3.590 49,41 Hà Tĩnh 4.649 5.770 7.299 7.851 8.493 3.844 82,68 Quảng Bình 3.670 4.306 4.523 4.765 4.868 1.198 32,64 Quảng Trị 2.549 2.770 3.251 3.685 4.146 1.597 62,65 Thừa Thiên Huế 3.717 3.955 4.331 4.255 4.426 709 19,07
Nguồn: Tổng hợp từ niêm giám thống kê các năm 2016-2020
DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khác nhau. Theo số liệu của bảng, ta có thể nhận thấy nếu phân theo tiêu chí về quy mơ lao động, DNNVV tại các tỉnh trong khu vực phát triển nhanh về số lượng. Số lượng DNNVV tăng nhanh từ năm 2016 đến năm 2020. Cụ thể số DNNVV năm 2020 của toàn khu vực tăng 51,17% so với năm 2016. Đặc biệt là tỉnh Hà Tĩnh có tốc độ tăng cao nhất so với các tỉnh khác, số DNNVV năm 2016 của tỉnh là 4.649 doanh nghiệp, đến năm 2020 là 8.493 doanh nghiệp, tăng 82,68 % so với năm 2016; tiếp đến là tỉnh Quảng Trị có tốc độ tăng 62,65%; Thanh hố (54,32%); Nghệ An (49,41%); Quảng Bình (32,64%) và thấp nhất là tỉnh Thừa Thiên Huế có tốc độ tăng năm 2020 so với năm 2016 là 19,07%. Trong đó, doanh nghiệp siêu nhỏ và lĩnh vực dich vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DNNVV tại các tỉnh. Tuy
nhiên theo báo cáo của Tổng cục thống kê thì khối doanh nghiệp siêu nhỏ lại đóng góp khơng nhiều về số lao động việc làm, đồng thời với khó khăn của cả nền kinh tế trong những thời gian vừa qua, các doanh nghiệp này hoạt động gần như khơng có lãi. Trong khi đó, về tốc độ tăng trưởng của các DNNVV khu vực Bắc Trung Bộ, năm 2020, tộc độ tăng trưởng cao nhất là Quảng Trị với 4,17% và Thanh Hóa với 3,7%.
DNNVV đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với số lượng đơng đảo, các DNNVV đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội. Cụ thể theo số liệu các DNNVV khu vực Bắc miền Trung đã giải quyết việc làm cho 449.602 lao động, tương ứng góp phần giải quyết được 45,29% lao động cho toàn khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Như vậy các DNNVV đã tạo nhiều việc làm, giảm bớt áp lực về việc làm và thất nghiệp, đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động ở vùng sâu vùng xa, đối tượng lao động có trình độ tay nghề thấp.