Chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP Đề tài PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN CEN SÀI GÒN (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.1.1 Chính trị pháp luật

Năm 2021 là năm mà Việt Nam phải gánh chịu sức ảnh hưởng nặng nề nhất khi có hơn hàng trăm nghìn ca mắc Covid-19, tình hình kinh tế của cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy vậy, chính trị và pháp luật Việt Nam vẫn có được sự ổn định nhất định.

Cùng với sự bùng phát của dịch Covid, nhiều quy định xử phạt mới về các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng dịch cũng được ban hành. Chính phủ liên tục đưa ra các biện pháp chế tài nhằm kiểm soát dịch bệnh. Điều này gây sức ép lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh khi các hoạt động kinh doanh trực tiếp buộc phải dừng lại.

Chính phủ đã chuẩn bị sẵn sàng cho các gói hỗ trợ kinh tế lớn nhất lịch sử lên đến 340.000 nghìn tỷ đồng nhằm giúp các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19. Vấn đề hiện tại của doanh nghiệp là làm thế nào để sử dụng tốt gói hỗ trợ kinh tế đó để phục hồi và phát triển.

Từ ngày 1/1/2020, Luật xây dựng sửa đổi và luật đầu tư sửa đổi được thi hành. Nhiều vấn đề liên quan đến giấy phép xây dựng được quy định cụ thể, các khó khăn về thủ tục đầu tư cũng được tháo gỡ. Cùng ngày, Nghị định 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực, các quy định về điều kiện phân lô bán nền dự án nhà ở được siết chặt. Đặc biệt, ngày 22/12 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 2161/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển một cách trong sạch.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã thơng qua Nghị định 15/2022/NĐ-CP giảm thuế GTGT từ 10% xuống cịn 8% đối với các nhóm ngành đang được áp thuế 10%, trừ một số ngành khơng được quy định, trong đó có kinh doanh bất động sản.

2.1.2 Kinh tế

Năm 2021, kinh tế Việt Nam nước tính tăng trưởng 2,58% so với năm trước. Tuy đây là mức tăng trưởng tương đối thấp nhưng trong năm 2021, Việt Nam cũng đã ghi nhận những dấu ấn nổi bật cụ thể: tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD tăng 9,2% so với 2020.

Lạm phát năm 2021 cũng được kiểm soát ở mức tăng 0,81% và chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 1,84% so với năm trước. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà lấy lại sự tăng trưởng ban đầu khi cơng nghiệp và du lịch đang có sự phát triển vượt trội.

Bên cạnh những dấu ấn mới, đại dịch Covid-19 đã mang lại nhiều thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Các kịch bản kinh tế cũng được dự báo để đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp. Tình hình kinh tế thế giới trong đại dịch cũng bị đình trệ và suy giảm. Trong năm vừa qua, một số sự kiện lớn cũng gây ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như sự căng thẳng của chiến tranh thương mại, các lệnh trừng phạt, FED liên tục cắt giảm lãi suất, các nước Châu Âu, Á đóng cửa biên giới làm gián đoạn chuỗi cũng ứng, thiếu hụt nguyên vật liệu.

Bất chấp đại dịch, thị trường bất động sản vẫn đạt mức tăng trưởng 6% và trở thành kênh đầu tư được quan tâm lớn tại Việt Nam. Sang năm 2022, nhóm bất động sản công nghiệp và bất động sản du lịch sẽ là hai kênh đầu tư tiềm năng.

2.1.3 Xã hội

Năm 2021, dân số Việt Nam đạt hơn 98 triệu người, tăng 830.246 người so với năm 2020. Bất chấp đại dịch, dân số Việt Nam vẫn có sự gia tăng nhất định và gây sức ép lên nhu cầu nhà ở và kinh tế. Trong năm vừa qua, Covid-19 đã làm thay đổi mạnh mẽ hành vi, thói quen của con người. Các xu hướng, hành vi mới được ra đời tạo ra những thay đổi tích cực về mặt xã hội.

Tính đến ngày 19/02/2022, hơn 79% dân số Việt Nam đã tiêm đủ liều. Các tỉnh thành đã tương đối kiểm sốt được tình hình dịch bệnh và bước vào trạng thái bình thường mới.

2.1.4 Công nghệ

Năm 2021 vừa qua là năm đầy biến động lẫn về kinh tế và xã hội của Việt Nam. Xã hội có nhiều biến chuyển khi các tỉnh thành liên tục ban hành chỉ thị giãn cách xã hội trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người dân. Các xu hướng, hành vi tiêu dùng mới được ra đời, ứng dụng công nghệ nhiều hơn vào đời sống. Sự tương tác trực tiếp tưởng chừng là chìa khố quan trọng trong việc mua sắm các sản phẩm có giá trị cao nhưng giờ đây, mọi thứ đều có thể thay đổi dựa vào sự hỗ trợ của công nghệ. Con người ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho việc sử dụng internet và việc áp dụng công nghệ vào đời cũng cũng đang phát triển mạnh mẽ.

Việc kinh doanh bất động sản tưởng chừng sẽ bị đóng băng trong đại dịch thế nhưng nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để mơ phỏng dự án, tiện ích,.. đã giúp cho thị trường bất động sản đạt được những con số ấn tượng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP Đề tài PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN CEN SÀI GÒN (Trang 32 - 34)