- Quan hệ văn hóa
8 Các khuôn khổ hợp tá cở Đôn gÁ hiện nay không chỉ là những hình thức hợp tác khu vực
2.2.2. Quan hệ Nhật Bản và ASEAN+
Từ cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu Á (1997 - 1998), Nhật Bản cũng như các nước Đông Á nhận thấy tầm quan trọng của hợp tác khu vực để cùng nhau hỗ trợ, đối phó với những vấn đề xảy ra trong khu vực. Điều này trở thành động lực cho sự ra đời của ASEAN + 3.
ASEAN + 3 là một cơ chế hợp tác giữa ASEAN và ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tháng 4 năm 1997, ASEAN đề xuất tổ chức hội nghị cấp cao giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc và hội nghị cấp cao lần thứ nhất đã diễn ra ở Kuala Lumpur vào tháng 12 năm 1997 với nội dung thảo luận tập trung vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Từ đó, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 cùng với Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN + 3 được tổ chức hàng năm. Trong các cuộc họp đó, nội dung thảo luận khơng chỉ tập trung vào vấn đề hợp tác kinh tế mà còn các lĩnh vực chính trị và an ninh bao gồm cả các vấn đề xuyên quốc gia như khủng bố, cướp biển, các loại thuốc, các bệnh truyền nhiễm, và mơi trường. Điều đó cho thấy Hợp tác ASEAN + 3 ngày càng phát triển cả về bề rộng và về sâu.
Và sự kiện quan trọng quyết định khuôn khổ và cơ chế hợp tác Đông Á là Hội thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ 2 tháng 11/1998 được tổ chức tại Hà Nội với việc ra Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á. Cũng tại Hội nghị này, Tổng thống Hàn Quốc đã đề xuất thành lập Nhóm Tầm nhìn Đơng Á (EAVG) để đưa ra tầm nhìn cho hợp tác Đơng Á. EAVG đã được hình thành vào tháng 10 - 1999. Sau đó, đến năm 2000, tại hội nghị cấp cao lần thứ tư tổ chức tại Singapore, ASEAN + 3 chính thức được thể chế hóa. Năm 2002, Nhóm Tầm nhìn Đơng Á đã đệ trình một báo cáo đề nghị chuyển ASEAN + 3 thành Hội nghị Cấp cao Đông Á. Tháng 12 năm 2005, Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ nhất được tổ chức tại Kuala Lumpur với sự tham gia của không chỉ các nước thành viên ASEAN + 3 mà còn của Australia, New Zealand và Ấn Độ9
. Các nhà lãnh đạo Đông Á đã khẳng định ý chí xây dựng cộng đồng, coi đó như một tầm nhìn cho xu hướng phát triển tất yếu của liên kết ở khu vực Đông Á. Đây là bước tiến mới, góp phần thúc đẩy hợp tác đa phương ở Đơng Á.
Trong hai năm đầu tham gia vào tiến trình hợp tác này, vai trò của Nhật chưa thật nổi trội. Ưu tiên hợp tác của Nhật Bản được dành cho tiến trình ASEAN + 1 giữa Nhật Bản và ASEAN. Điều này là do Nhật Bản lo ngại phản ứng của Mỹ. Sự tham gia của Nhật Bản vào tiến trình Hợp tác ASEAN + 3 có phần hình thức. Từ sau năm 1998, khi Mỹ đã cho thấy họ không phản đối sự tham gia của Nhật Bản vào Hợp tác ASEAN + 3, Nhật Bản đã hoạt động tích cực hơn và đóng vai trị ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của tiến trình này, đặc biệt là từ khi Koizumi trở thành Thủ tướng Nhật Bản năm 2001.
Trước cuộc khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 đã được tổ chức tại Brunei vào tháng 11/2001, tập trung thảo luận về cách thức đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Tại hội nghị này, Thủ tướng Junichiro Koizumi tuyên bố sẽ cùng các nước trong khu vực chống lại chủ nghĩa khủng bố thông qua một loạt các các biện pháp, bao gồm cả hỗ trợ cho người tị nạn, ngăn chặn tài trợ cho những kẻ khủng bố, và xây dựng lực lượng chống khủng bố.
Nhân chuyến thăm 5 nước ASEAN vào tháng Giêng năm 2002, Thủ tướng Chính phủ Koizumi đề xuất xây dựng một cộng đồng Đông Á trên cơ sở cơng thức ASEAN + 3, trong đó Nhật Bản và ASEAN sẽ là trụ cột. Ơng tun bố: "Mục đích của chúng ta là kiến tạo một cộng đồng hành động cùng nhau và cùng nhau tiến bộ. Và chúng ta nên đạt tới mục tiêu này thông qua việc mở rộng hợp tác Đông Á trên nền tảng quan hệ Nhật Bản - ASEAN"[39, tr.15]. Nhật Bản cho rằng để xây dựng một Cộng đồng Đông Á, việc cần thiết là đẩy mạnh hơn nữa các hình thức hợp tác, bảo đảm vai trò quan trọng của ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN, chia sẻ những giá trị và nguyên tắc chung giữa các nước Đơng Á, duy trì quan hệ chặt chẽ với các đối tác quan trọng bên ngồi khn khổ ASEAN + 3 và bảo
đảm sự tham gia của Mỹ vì những đóng góp của Mỹ đối với an ninh khu vực và tầm cỡ sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế của Mỹ với khu vực.
Nhật Bản cùng với ASEAN triển khai nhiều cách thức hợp tác do EASG đề ra, đặc biệt là hai cách thức xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) và tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS). Để thực hiện EAFTA, Nhật Bản cùng với ASEAN xây dựng Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản - ASEAN (AJCEP). Mục đích của việc xây dựng AJCEP khơng chỉ là để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và ASEAN mà còn “… cần phục vụ như một mơ hình liên kết kinh tế ở Đông Á”[65, Tr.2]. Với việc tổ chức EAS, Nhật Bản đưa ra đề nghị chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN + 3 ở Kyoto để thảo luận về Tài liệu hướng dẫn và thể thức của một EAS và đã được các nước ASEAN + 3 ủng hộ.
Liên quan đến việc thực hiện các khuyến nghị khác của Nhóm Nghiên cứu Đơng Á (EASG), Thủ tướng Chính phủ Koizumi đã đề xuất việc tổ chức một nhóm làm việc chung bao gồm các quan chức chính phủ và các chuyên gia. Thủ tướng Koizumi cũng chỉ ra tầm quan trọng hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN + 3 về các vấn đề xuyên quốc gia như vi phạm hợp đồng bản quyền, vấn đề bảo mật.
Nhật Bản tích cực ủng hộ Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) của ASEAN kêu gọi sự hợp tác hơn nữa để giảm sự chênh lệch trong ASEAN bằng việc hỗ trợ tài chính cho các nước ASEAN phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các cơng trình cơng cộng và hỗ trợ phát triển khu vực sông Mê công và khu vực tăng trưởng Đông ASEAN (BIMP - EAGA) để giảm sự khác biệt về kinh tế trong ASEAN. Nhật Bản còn đưa ra sáng kiến phát triển ở Đông Á (IDEA), sáng kiến "ASEAN điện tử" (e-ASEAN), sáng kiến tổ chức “Hội thảo chung giữa các quan chức chính phủ, các học giả xuất chúng và các nhà lãnh đạo kinh doanh về hợp tác công nghệ thông tin ở Đơng Á”[39, Tr.16]…
Tính đến năm 2005, ASEAN + 3 đã đạt được 48 khung hợp tác bao gồm các khuôn khổ hợp tác trong 17 lĩnh vực từ tài chính, thương mại và đầu tư, mơi trường và phịng chống tội phạm xun quốc gia. Năm 2005 cũng là năm ghi nhận những nỗ lực của Nhật Bản trong việc thúc đẩy phát triển hợp tác khu vực toàn diện nhằm xây dựng một Cộng đồng Đông Á trong tương lai với việc biên soạn một cơ sở dữ liệu về hợp tác tồn diện khu vực Đơng Á. Đó là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho việc nắm bắt chính xác tình hình hợp tác trong khu vực, để từ đó xác định phương hướng, cách thức hợp tác trong thời gian tiếp theo sao cho hiệu quả. Nguồn tài liệu này đã được gửi đến Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN + 3 diễn ra vào tháng 7/2005. Danh mục cơ sở dữ liệu này thống kê được 72 hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN + 3 và 30 hình thức hợp tác khác. Trên cơ sở tham khảo cơ sở dữ liệu này của Nhật Bản, Ban thư ký ASEAN cũng xây dựng cơ sở dữ liệu cho ASEAN.
Có thể nói, với những hoạt động tích cực và năng động nói trên đã cho thấy vai trị và những đóng góp của Nhật Bản đối với ASEAN + 3. Qua đó, Nhật Bản cũng tranh thủ tăng cường ảnh hưởng, quyền lợi của mình ở khu vực Đơng Nam Á, tăng cường quan hệ với Trung Quốc, Hàn Quốc và nâng cao vai trị của Nhật Bản ở Đơng Bắc Á.