- Quan hệ văn hóa
11 Năm 1993, Ichiro Ozawa, người từng giữ vị trí Bộ trưởng phụ trách các vấn đề trong nước (1985), Tổng
3.2.1. Thế giới và khu vực
Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của một nước lớn có tác động to lớn và thậm chí có thể làm xáo động mơi trường quốc tế hoặc đảo lộn trật tự thế giới. Tất nhiên sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Koizumi chưa gây ra tác động ở mức độ như vậy song nó có nhiều ảnh hưởng tới thế giới và khu vực.
Với sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại nói chung, với khu vực Đơng Á nói riêng, vị thế của Nhật Bản sẽ thay đổi. Vai trị chính trị của Nhật Bản trên trường quốc tế tăng lên sẽ tác động nhiều chiều đến khu vực và thế giới. Tác động tích cực có thể nhận thấy là các nước lớn ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề chung của khu vực, điều đó sẽ làm tăng sự hợp tác và trách nhiệm của các nước không chỉ đối với các vấn đề của từng nước. Tính độc lập sẽ
tăng lên trong bối cảnh dân chủ được mở rộng sẽ tạo nên sự sáng tạo và vai trò của các nước lớn như Nhật Bản trở nên quan trọng hơn. Một khi vị thế Nhật Bản tăng cũng có nghĩa là trách nhiệm chia sẻ của họ cũng sẽ tăng lên. Điều đó có lợi cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn chung, có sự hỗ trợ bù đắp về mặt tài chính.
Tuy nhiên, khi cục diện chính trị thay đổi với sự xuất hiện của Nhật Bản không chỉ là cường quốc về kinh tế mà cả về mặt chính trị sẽ gây nên những lo ngại khơng ít. Điều chắc chắn là cạnh tranh giữa các nước lớn sẽ tăng lên, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Tính nhạy cảm chính trị và vị trí quan trọng của Đơng Á trong tương lai có thể lơi kéo theo nhiều cường quốc tham gia vào các vấn đều chung của khu vực. Điều đó sẽ làm phức tạp thêm khi việc giải quyết các vấn đề vốn còn nhiều bất đồng.
Đối với khu vực Đông Á, ảnh hưởng của Nhật Bản đối với các nước trong khu vực là rất lớn bởi sự tương đồng về văn hóa châu Á. Đây là yếu tố mà các đối tác phương Tây không thể có được. Mặc dù tham gia hai cuộc chiến tranh ở khu vực Đông Á (chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam) nhưng do điều kiện địa lý và sự khác biệt về văn hóa, chính trị khiến cho Mỹ và Liên bang Xơ Viết khi đó chưa bao giờ giành được quyền nắm giữ hoàn toàn châu Á hay thậm chí một trong các khu vực như Đơng Á.
Sự chuyển đổi quan trọng từ quyền lực "cứng" sang quyền lực "mềm" là một lợi thế đối với nước Nhật vốn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thương mại và đầu tư đã giúp cho Nhật Bản có thể gây ảnh hưởng, tác động đến các nước phát triển, cũng như đang phát triển ở Đông Á. Các nước Đơng Á coi Nhật Bản như một hình mẫu để phát triển kinh tế. Sự thành công của Nhật Bản đã hấp dẫn các nước, tác động tới nhận thức của người dân và khiến họ ủng hộ mơ hình kinh tế của Nhật Bản. Dựa vào thành công về kinh tế, tiếng nói của Nhật Bản ngày càng có trọng lượng trên trường quốc tế theo
cách của mình, dù đó là viện trợ, đầu tư hay vận hành một tổ chức, một công ty đa quốc gia.
Mặc dù bước vào thế kỷ XXI, Nhật Bản phải đối mặt với những khó khăn lớn về kinh tế song nếu xét toàn bộ nền kinh tế, Nhật Bản vẫn chiếm một tỷ trọng lớn nhất về kinh tế ở Đơng Á, giữ được vị trí hàng đầu ở châu Á và đứng thứ hai trên thế giới bởi về cơ bản Nhật Bản có một nền tảng kinh tế vững chắc và vẫn là một cường quốc kinh tế sau nhiều năm phát triển và tích luỹ. Do đó, Nhật Bản vẫn duy trì được ảnh hưởng của mình đối với khu vực Đơng Á. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang ngày càng lớn mạnh hơn với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Người ta dự đoán rằng châu Á sẽ bước vào một thời cạnh tranh thực sự. Tại hội nghị được tổ chức vào tháng 3/2003 ở Nhật Bản, Ngô Tắc Đông - Thủ tướng Singapore cho biết sau 10 năm nữa cả Trung Quốc và Nhật Bản sẽ trở thành "hai đầu tầu" phát triển kinh tế ở Đông Á. Và người ta lo ngại sự cạnh tranh, lôi kéo của Nhật Bản và Trung Quốc trong việc tập hợp lực lượng có thể là nguy cơ phân hoá, gây chia rẽ các nước trong khu vực. Điều này có thể trở thành một trong những nguy cơ về địa chính trị ở Đơng Á. Từ đó cho thấy, nếu như Nhật Bản và Trung Quốc không phối hợp được với nhau để cùng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Đông Á mà chỉ chú tâm đến việc tranh giành quyền lãnh đạo khu vực thì tác động của hai nước này đến khu vực sẽ chỉ là tác động theo chiều nghịch.
Đối với nhiều nước Đông Á, bài học lịch sử mà Nhật Bản là đối tượng trung tâm vẫn còn giá trị. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản vẫn còn là một nỗi ám ảnh và trong bối cảnh quốc tế mới khi Nhật Bản đang muốn trở thành một “quốc gia bình thường” thì nỗi lo lắng đó lại có cơ sở để tái hiện. Do đó, mọi động thái điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản đều thu hút sự chú ý, quan tâm của các nước trong khu vực.
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973. Từ năm 1992, quan hệ giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất. Các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa khơng ngừng được mở rộng; đã hình thành khn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được nâng cao. Đặc biệt sau chuyến thăm của Thủ tướng Koizumi (tháng 4/2002) và chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh (tháng 10/2002), quan hệ ngoại giao hai nước đã được nâng lên tầm cao mới với tinh thần "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Tháng 7/2004, Ngoại trưởng hai nước ký "Tuyên bố chung vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững", và sau chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 10/2006 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản đã xác định hai nước hướng tới xây dựng "Quan hệ đối tác chiến lược vì hịa bình và phồn vinh ở châu Á"[51, Tr.57]. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong quan hệ hai nước thời kỳ Thủ tướng Koizumi, những năm sau đó, quan hệ hai nước tiếp tục được phát triển. Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt - Nhật (VJEPA) đã được ký kết ngày 25/12/2008. Đây có thể coi như một mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển toàn diện và sâu sắc hơn giữa hai nước.
Trên lĩnh vực hợp tác kinh tế, Nhật Bản luôn là đối tác thương mại lớn hàng đầu của Việt Nam (cùng với Trung Quốc). Nếu như kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2000 đạt 4,5 tỷ USD, thì năm 2005 đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với năm 2000. Năm 2006, kim ngạch thương mại 2 nước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 16,8% so với năm 2005. Theo ông Nguyễn Bảo, Vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương - Bộ Cơng thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2006 đạt 5,2 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2005 và tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, của Việt Nam (sau Mỹ)[78]. Theo Hiệp định đối tác kinh tế song
phương Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị thương mại hai chiều Việt – Nhật trong 16 năm. Việt Nam mặc nhiên hưởng lợi từ ưu đãi của Nhật Bản cam kết dành chung cho ASEAN. Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị thương mại Việt – Nhật trong vòng 10 năm. Như vậy, Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt Nam - Nhật Bản cùng với Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản - ASEAN đã tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và lao động Việt Nam sang Nhật Bản.
Không chỉ là đối tác lớn về thương mại của Việt Nam, Nhật Bản được đánh giá là quốc gia đầu tư hiệu quả nhất tại Việt Nam, đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam được các nhà doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là một trong bốn quốc gia Đông Nam Á có mơi trường đầu tư hấp dẫn nhất. Ông Kenjiro Ishiwata, Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, cho biết có năm lý do để các doanh nghiệp Nhật Bản tăng đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Đó là vị trí địa lý (kết nối hai thị trường lớn Trung Quốc và ASEAN), sự ổn định chính trị, lương nhân cơng thấp, lao động cần cù, và VN rất có thiện cảm với Nhật Bản. Vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào VN đã tăng mạnh cả về các dự án cấp phép mới cũng như các dự án tăng vốn kể từ nửa cuối năm 2004. Theo JETRO, riêng trong 10 tháng đầu năm 2005, có 77 dự án FDI mới của Nhật Bản được Việt Nam cấp phép với tổng vốn đầu tư là 259,6 triệu USD, chiếm hơn 9% tổng số vốn cấp phép mới. Bên cạnh đó, 73 doanh nghiệp Nhật Bản tại VN cũng đã mở rộng hoạt động của mình với tổng số vốn bổ sung là 409 triệu USD. Ông Ishiwata cho rằng “những điều trên đây đã chứng tỏ niềm tin mạnh mẽ của các nhà đầu tư Nhật Bản vào môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn tại
VN”[84]. Những kết quả trên là nhờ những nỗ lực của hai chính phủ Việt Nam và Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam thông qua Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản (tháng 4/2003), ký kết Hiệp định Bảo hộ đầu tư (19/12/2004)…
Nhật Bản còn là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Từ năm 1992 - 2005, đạt khoảng 11 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 30% tổng số khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam[26], trong đó viện trợ khơng hồn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002. Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các cơng trình giao thơng và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/2004, Nhật Bản đã cơng bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện cơ cấu.
Ngoài ra, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian này cũng được thúc đẩy trên nhiều lĩnh vực hợp tác khác: du lịch - dịch vụ, văn hóa, giáo dục- đào tạo, trao đổi khoa học - công nghệ,…
Rõ ràng, những kết quả đạt được trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói trên gắn liền với chính sách đối ngoại ưu tiên thúc đẩy hợp tác với ASEAN nói riêng và với cả khu vực Đơng Á nói chung của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Koizumi. Chính sách đó đã tạo ra mơi trường thuận lợi thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển. Giáo sư Kazuhiro Takanashi, Trường Đại học Keio, Tokyo, cho rằng "Việt Nam sẽ ngày càng quan trọng
trong chính sách đối ngoại hướng về Đông Á của Nhật Bản bởi Việt Nam là chiếc cầu nối của sự hợp tác kinh tế giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á"[1, Tr.47]. Bối cảnh này sẽ là cơ hội thuận lợi cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển. Việc hai nước tăng cường các cuộc tiếp xúc cấp cao, mở rộng các cuộc giao lưu, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, ưu tiên tài trợ ODA cho Việt Nam… trong những năm gần đây cho thấy Việt Nam đã phần nào nắm bắt được cơ hội đó. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào Việt Nam khai thác cơ hội này một cách hiệu quả hơn nữa. TS. Ngô Xuân Bình, cho rằng "Việt Nam cần phải hoạch định một chiến lược phát triển quan hệ với Nhật Bản theo hướng giành cho Nhật Bản những ưu tiên, trên cơ sở đó chúng ta mới có thể chủ động khai thác những cơ hội, phịng ngừa những tác động tiêu cực và thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển lên một tầm cao mới"[1, tr.49].
KẾT LUẬN
Thế giới và khu vực Đơng Á những năm đầu thế kỷ XXI có những thay đổi căn bản. Với xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng gia tăng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Sự lớn mạnh và cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, sự tiến bộ đáng kinh ngạc của nền kinh tế cùng sức mạnh ngày càng tăng của lực lượng quân sự của Trung Quốc,...cùng với thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản có nhiều biến động đã trở thành những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Đông Á dưới thời thủ tướng Koizumi (2001 - 2006).
Xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của mình, Nhật Bản tiếp tục chiến lược đối ngoại với mục tiêu cơ bản là quyết tâm “đưa Nhật Bản thoát khỏi thể chế sau chiến tranh”, tạo dựng hình ảnh mới cho Nhật Bản, từ cường quốc kinh tế vươn lên thành cường quốc tồn diện cả về chính trị, qn sự, có vị trí quan trọng về chính trị trên trường quốc tế (trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc), mở rộng ảnh hưởng có tính chi phối ở châu Á – Thái Bình Dương. Nhâ ̣t Bản từng bước điều chỉnh chính sách theo hướng ưu tiên và đi ̣nh hình la ̣i mối quan hê ̣ đồng minh chiến lược với Mỹ (giữ vai trị chủ đạo trong chính sách đối ngoại nhưng giảm phụ thuộc , tăng tính bình đẳng); nâng cao uy tín và va i trò trong cô ̣ng đồng quốc tế (trơ ̣ giúp các nước đang phát triển, tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hịa bình , đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu , các xung đột khu vực , giải trừ quân bị..); và ưu tiên cao cho chính sách châu Á, trước hết là Đông Á.
Hướng tớ i vai trò chủ đa ̣o ở Đông Á , Nhâ ̣t Bản t ập trung cải thiện những mối quan hệ then chốt là quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc, quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc; bình thường hóa quan hệ với CHDCND Triều Tiên, tăng cường vai trò trong các khuôn khổ hợp tác trong khu vực (ASEAN,
ASEAN + 3, Hợp tác Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc). Tuy nhiên Chính quyền Koizumi đã gặp phải những trở ngại trong q trình thực thi chính sách đối ngoại của mình đối với khu vực Đơng Á. Đó là những mâu thuẫn vốn có trong quan hệ với các nước láng giềng lại bùng phát trước đường lối cứng rắn của Thủ tướng Koizumi liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc, Hàn Quốc; vấn đề sách giáo khoa lịch sử, và đặc biệt là việc viếng đền Yasukuni của Thủ tướng Koizumi. Ông đã có những sáng kiến quan trọng trong chính sách đối ngoại, nhưng cơ hội cải thiện quan hệ với