Quan hệ Nhật Bản CHDCND Triều Tiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở Đông Á dưới thời của Thủ tướng Koizumi (2001 2006) (Trang 46 - 49)

- Quan hệ văn hóa

2.1.2. Quan hệ Nhật Bản CHDCND Triều Tiên

Trong phương châm đối ngoại đối với CHDCND Triều Tiên, trong giới lãnh đạo Nhật Bản có sự bất đồng giữa hai phái cứng rắn và phái ơn hịa. Phái cứng rắn cho rằng CHDCND Triều Tiên là "nước trong trục ma quỷ và chủ nghĩa khủng bố", chủ trương lấy việc lật đổ chính quyền CHDCND Triều Tiên làm mục tiêu cơ bản, phản đối viện trợ kinh tế cho CHDCND Triều Tiên. Phái ơn hịa cho rằng khơng nên coi việc thay đổi thể chế làm mục tiêu chính sách đối với CHDCND Triều Tiên, mà nên lấy viện trợ kinh tế làm đòn bẩy, cố gắng thúc đẩy CHDCND Triều Tiên thay đổi dần dần.

Trong Sách Xanh của Bộ Ngoại giao Nhật Bản có tuyên bố lập trường chính sách cơ bản của Nhật Bản đối với CHDCND Triều Tiên là "thực hiện việc bình thường hóa quan hệ hai nước, góp phần vào việc duy trì hịa bình và

sự ổn định trong khu vực, thơng qua việc giải quyết những vấn đề liên quan giữa Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên với sự hợp tác của ba nước Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc"[69, Tr.16]. Như vậy là Nhật Bản đã lựa chọn quan điểm của phái ơn hịa. Xét về lâu dài, chủ trương trên của "Báo cáo" phù hợp với lợi ích chiến lược của Nhật Bản, và cũng có lợi cho hịa bình và ổn định khu vực Đông Á.

Trong nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Koizumi thực hiện hai chuyến viếng thăm CHDCND Triều Tiên, được dư luận hai nước và thế giới đánh giá là "bước ngoặt" trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản tới CHDCND Triều Tiên diễn ra vào ngày 17/9/2002. Đây là sự kiện đáng nhớ trong lịch sử hai nước bởi hai nhà lãnh đạo hai nước đã ký kết "Tuyên bố Bình Nhưỡng Nhật- Triều", đồng ý nối lại các cuộc đàm phán nhằm nhanh chóng bình thường hóa quan hệ hai nước, chấm dứt nhiều thập kỷ đã từng là thù địch của nhau. Trong bản tuyên bố này, người ta thấy cả hai phía rất thiện chí trong việc cố gắng vượt qua những bất đồng từ nhiều năm qua. Đó là việc Thủ tướng Koizumi đã thành thực xin lỗi nhân dân Triều Tiên về những tổn thất to lớn mà quân đội Nhật Bản đã gây ra trong thời kỳ thống trị đất nước Triều Tiên trước đây kể từ năm 1910. Thay cho việc phía Nhật Bản phải bồi thường chiến tranh đã khiến cho hai bên không thể gặp nhau, lần này cả hai bên đã nhất trí với nhau rằng, khi hai nước bình thường hóa quan hệ, phía Nhật Bản sẽ hợp tác kinh tế với CHDCND Triều Tiên bằng cách viện trợ khơng hồn lại, viện trợ nhân đạo, cho vay với lãi suất thấp… Hai bên cũng cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế, không đe dọa đến an ninh của nhau, cùng nhau hợp tác trong việc bảo vệ và tăng cường hịa bình và an ninh khu vực Đơng Bắc Á và nhất trí rằng, để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên phải tuân thủ pháp luật và cam kết quốc tế có liên quan.

Cuộc hội đàm cao cấp về việc ký "Tuyên bố Bình Nhưỡng Nhật - Triều" được coi là một thành công lớn trong quan hệ an ninh và đối ngoại của Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên. Dư luận đánh giá với "bước ngoặt" ngoại giao này khiến cho quan hệ hai nước đã chuyển từ trạng thái "lạnh giá" sang "ấm lên". Riêng đối với Nhật Bản, "Tuyên bố Bình Nhưỡng Nhật - Triều" đưa lại rất nhiều điểm thuận lợi cho Nhật Bản sau 11 cuộc hội đàm trong hơn thập kỷ đã qua kể từ năm 1990 đến 2002. Thứ nhất là vấn đề bồi thường chiến tranh mà CHDCND Triều Tiên coi là tiền đề của bình thường hóa quan hệ. Phía CHDCND Triều Tiên yêu cầu Nhật Bản phải bồi thường thiệt hại chiến tranh do sự cai trị thuộc địa của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn 1910-1945. Vốn nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến chiến tranh, phía Nhật Bản chấp nhận cung cấp cho CHDCND Triều Tiên một khoản tiền nhưng lại muốn đó là dưới hình thức viện trợ kinh tế, chứ không phải là bồi thường cho những hành động sai lầm trong quá khứ. Trong cuộc hội đàm lần này, CHDCND Triều Tiên đã đồng ý đề nghị của phía Nhật Bản. Ngồi ra, những đề nghị phía Nhật Bản về việc từ bỏ tài sản và quyền đòi tài sản trước ngày 15/8/1945 cũng được phía CHDCND Triều Tiên chấp thuận. Thứ hai,

đó là vấn đề "người Nhật bị bắt cóc" cũng đã được phía CHDCND Triều Tiên thừa nhận và đưa ra danh sách 13 người Nhật Bản, trong đó chỉ có 5 người còn sống và cam kết sẽ cho 5 người này hồi hương trong năm 2002. Số phận của những người bị bắt cóc phục vụ cho việc đào tạo gián điệp cho CHDCND Triều Tiên là một vần đề khá nhạy cảm đối với người dân Nhật Bản. Đây cũng là chướng ngại lớn nhất trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Thứ ba, là vấn đề hạt nhân, phía CHDCND Triều Tiên sẽ tuân thủ

pháp luật và các cam kết quốc tế về vấn đề này và ngừng không thời hạn việc phóng tên lửa đạn đạo.

Tuy nhiên, tình trạng bất đồng quan điểm lại tái diễn sau thời điểm 17- 9-2002 được coi là "thành công ngoại giao" lớn nhất của hai nước. Tất cả các cam kết đã ký trong Tuyên bố Bình Nhưỡng Nhật - Triều mới chỉ dừng lại trên giấy tờ. Các cuộc tiếp xúc song phương bị đình lại. Nguyên nhân là thỏa thuận cho phép 5 cơng dân Nhật Bản bị phía CHDCND Triều tiên bắt cóc về thăm nhà không thực hiện được và việc Nhật Bản nghi ngờ tính xác thực của việc CHDCND Triều Tiên trao lại thi hài của một người Nhật Bản bị bắt cóc tên là Megumi Yokota6. Ý nghĩ rằng Bình Nhưỡng đã trao tro của một người khác gây nên một làn sóng phản đối khắp Nhật Bản. Thêm nữa là trường hợp 8 con tin còn lại mà CHDCND Triều Tiên tuyên bố họ đã chết nhưng Nhật Bản không mấy tin tưởng vào tun bố đó và u cầu phía CHDCND Triều Tiên phải trả lại những con tin còn bắt giữ, hoặc phải đưa ra những bằng chứng xác thực về cái chết của họ. Một nguyên nhân nữa là năm 2003, CHDCND Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân NPT, cho vận hành lại các cơ sở hạt nhân và tiến hành một loạt các cuộc thử nghiệm sang vùng hải phận giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Trước những hành động đó, Chính phủ Koizumi đe dọa sẽ áp dụng lệnh trừng phạt kinh tế. Đáp lại, CHDCND Triều Tiên cảnh báo lại rằng những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với họ sẽ được coi là "lời tuyên bố chiến tranh". Và CHDCND Triều Tiên sẽ phải hứng chịu những hậu quả nặng nề nếu Nhật Bản thật sự áp đặt lệnh cấm vận kinh tế.

Ngày 22 tháng 5 năm 2004, Thủ tướng Koizumi tiến hành chuyến thăm CHDCND Triều Tiên lần thứ hai trong nhiệm kỳ của mình. Ơng đã cùng với nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên xác định lại "Tuyên bố Bình Nhưỡng Nhật - Triều", đồng thời đồng ý giải quyết thỏa đáng vấn đề bắt cóc con tin,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở Đông Á dưới thời của Thủ tướng Koizumi (2001 2006) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)