Sơ đồ khối của một thiết bị đo kích thước bằng hiệu ứng quang

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của hệ thống đo mưa sử dụng phương pháp quang học (Trang 27 - 28)

Tùy theo cách tính tốn dựa vào số lượng xung quang điện thu được có thể phân ra thành hai loại là: loại một xung - theo các nghiên cứu của Illingworth, A.J.; Stevens, C.J (1987) [30], Grossklaus, M.; Uhlig, K.; Hasse, L (1998) [26], Löffler-Mang và Joss (2000) [38], Lanzinger và cộng sự (2005) [8] và loại hai xung – các nghiên cứu của Kiesewetter D. V. và Malyugin V.I (2004)[16], (2009) [14], Michael Peter Cloos (2007) [11], Bryson Evan Winsky (2012) [6].

Ưu điểm

+ Dễ sử dụng và đáp ứng nhanh

+ Việc đo thử không làm hỏng mẫu đo

+ Số lượng cảm biến quang sử dụng ít

+ Vấn đề xử lý tín hiệu quang điện đơn giản hơn phương pháp đo bằng hình ảnh do đó đáp ứng được tính thời gian thực

+ Có thể đồng thời đo được tốc độ của hạt

+ Giá thành thiết bị rẻ, kích thước thiết bị gọn nên dễ dàng lắp đặt. Hạn chế

+ Chỉ đo được kích thước tương đương hình cầu của hạt.

+ Bị phụ thuộc vào mẫu chuẩn (do sử dụng đường cong thực nghiệm để xác định đường kính hạt).

Khắc phục những nhược điểm bị ảnh hưởng nhiễu mạnh do mơi trường của nhóm đo bằng tác động cơ học; cồng kềnh, khó vận chuyển, triển khai lắp đặt ở những nơi có hạn chế về khơng gian, giá thành đắt của nhóm đo bằng hình ảnh, nhóm thiết bị đo bằng hiệu ứng quang học trở thành lựa chọn hợp lý cho những ứng dụng đo các thông số mưa. Luận án lựa chọn phương pháp đo đồng thời kích thước và vận tốc hạt mưa bằng hiệu ứng quang học để nghiên cứu, nâng cao chất lượng phép đo.

1.1.2. Đo đồng thời kích thước và vận tốc hạt mưa bằng hiệu ứng quang học Phương pháp đo kích thước hạt bằng hiệu ứng quang học ra đời từ những năm pháp đo kích thước hạt bằng hiệu ứng quang học ra đời từ những năm

1980. Bản chất của phương pháp đo kích thước hạt bằng hiệu ứng quang học là xét mối quan hệ giữa ánh sáng và bề mặt của hạt nơi xảy ra hiện tượng ánh sáng thay đổi đường đi. Khi ánh sáng chiếu tới một hạt sẽ xảy ra các hiện tượng: khúc xạ, phản xạ, tán xạ và hấp thụ (hình 1.5).

Phản xạ Khúc xạ

Hấp thụ và tái bức xạ

Tán xạ rìa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của hệ thống đo mưa sử dụng phương pháp quang học (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w