Chương 2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10
2.2. Phân tích mơi trường bên trong và bên ngoài DN
2.2.3. Phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strength)
Công ty CP May 10 luôn đứng top đầu của ngành dệt may Việt Nam “Hàng dệt may chất lượng cao”.
Doanh nghiệp có hơn 70 năm xây dựng và phát triển, với nhiều tên tuổi thương hiệu lớn=>> Có vị trí, hình ảnh, thương hiệu sản phẩm trên thị trường, thị phần ổn định tại Việt Nam
Trang thiết bị sản xuất hiện đại. Nhân công giá rẻ sẽ tạo lợi thế cạnh tranh khi vào thị trường Mỹ
Sản phẩm với nhiều phân khúc, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Độ bao phủ thị trường cao.
Điểm yếu (Weakness)
Lao động chủ yếu là phổ thơng, lao động có tay nghề cao giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Mẫu mã sản phẩm chưa cập nhập trên xu hướng.
Nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu dẫn đến chi phí sản xuất tăng
Bộ phận Marketing chưa được đầu tư bài bản và ít kinh nghiệm, cách truyền thơng marketing chưa thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và khơng tạo được tính đột phá.
Cơ hội (Opportunity)
Kinh tế hội nhập từ đó tạo cơ hội cho các thương hiệu như May 10 có thể mở rộng thị trường sang thị trường quốc tế, cũng như có cơ hội học hỏi từ cách làm chuyên nghiệp từ các thương hiệu quốc tế.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đứng thứ 4 thế giới năm 2020 dù diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Điều đó thúc đẩy năng lực sản xuất rất lớn các doanh nghiệp trong nước như May 10.
Tiếp thu công nghệ hiện đại tiên tiến của các nước trên thế giới: 4.0 khơng chỉ có mặt trong các lĩnh vực cơng nghệ số mà giờ đây đã tiến vào các lĩnh vực cốt lõi khác. Các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh đưa các nhà máy truyền thống sang nhà máy thông minh. Điều này đã tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp như May 10 cạnh tranh được với các thương hiệu quốc tế.
Hạn ngạch sản xuất giảm, hàng rào thuế quan được loại bỏ sẽ kích thích tăng trưởng về sản lượng của các doanh nghiệp may mặc trong nước
Thách thức (Threat)
Thị trường mở cửa sẽ tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp khi xuất sang Mỹ. Không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn rất nhiều các doanh nghiệp quốc tế lớn. Mỗi doanh nghiệp cần phải có lối đi, chiến lược riêng và sáng tạo để tăng lợi thế cạnh trong cho DN của mình
Sự đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay, nhu cầu cung ứng trong nước còn rất hạn chế chủ yếu chúng ta vẫn nhập khẩu từ nước ngoài, khiến cho các DN dệt may rất khó khăn khi cạnh tranh với các thương hiệu ngoại tại Mỹ
Vòng đời của hàng thời trang rất ngắn thách thức rất lớn đến đội ngũ thiết kế trong nước và năng lực sản xuất của các DN may mặc như May 10.
Dịch bệnh covid diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của DN đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may.
Chính phủ Mỹ sẽ có các chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trong nước cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu quốc tế. Đồng thời, chính phủ Mỹ sẽ có các điều luật khắt khe để kiểm soát các thương hiệu quốc tế như May 10.
2.3. Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và phương thức xâm nhập thị trường của May 10