Chương 2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10
2.5.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, do May 10 xuất khẩu theo hình thức gia cơng hợp đồng với đối tác nên thành phẩm khi tạo ra sẽ không được gán nhãn mác của May 10 mà chúng được gắn mác của đối tác như vậy khách hàng sẽ không biết nhiều đến May 10
* Bên cạnh những thành tựu đã đạt được Cơng ty cịn có những khó khăn: So với các đối thủ cạnh tranh rất mạnh đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc thì thị phần của Cơng ty vẫn cịn rất thấp so với họ.
Hoa kỳ là một thị trường nhập khẩu hàng may mặc của Việt nam. Nhưng cũng là một trong những nước có hệ thống pháp luật và tư pháp phát triển, tinh vi và phức tạp nhất thế giới mà hệ quả của nó là hầu như khơng thể làm ăn lâu dài với các đối tác Hoa kỳ mà không biết được những vấn đề hay rủi ro pháp lý liên quan. . Công ty cổ phần May 10 không chỉ phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu lớn sang Hoa kỳ như: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Bangleđet…mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong ngành, cũng như các loại hàng ngoại nhập, hàng rởm, hàng kém chất lượng.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn gặp một số những thách thức. Mặc dù không bị áp thuế chống bán phá giá nhưng hàng dệt may của Việt Nam vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ bởi cơ chế giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ. Thêm vào đó, hiện nay Việt Nam gặp nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở hạ tầng cảng biển.
Tình hình sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn trong năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid 19, gây khó khăn trong quá trình xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ.