- Phát triển kinh tế - xã hội thôn, buôn đồng bào DTTS tại chỗ
Tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn, trọng tâm ưu tiên là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho sản xuất, lưu thơng hàng hóa và cuộc sống của Nhân dân. Năm 2004, tồn tỉnh có
164/165 xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, 100% số xã có điện sinh hoạt. Cuộc sống của người DTTS tại chỗ được cải thiện, số hộ nghèo giảm, số hộ khá và giàu chiếm 13,36%. Công tác định canh, định cư cơ bản hoàn thành, 86% số hộ ổn định về đất ở, đất sản xuất [123, tr.2].
Tuy vậy, trong năm đầu chia tách, nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk vẫn trong tình trạng có điểm xuất phát thấp, hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém. Việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật chưa được đẩy mạnh; đầu tư phát triển kinh tế - xã hội còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, nhiều khâu trung gian; đầu tư trực tiếp đến người dân cịn ít.
Từ thực tế trên, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17-11-2004, về phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào DTTS tại chỗ đến năm 2010, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào DTTS tại chỗ gắn với định canh, định cư, XĐGN, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS tại chỗ. Tỉnh ủy xác định mục tiêu đến năm 2010: Số hộ nghèo DTTS tại chỗ còn dưới 10%; đào tạo, bồi dưỡng nghề cho 30-40% lao động; trên 95% số hộ dùng điện. Trước mắt đến năm 2005, 100% đồng bào DTTS tại chỗ khơng cịn du canh du cư.
Đến năm 2010, giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên khu vực đồng bào DTTS tại chỗ xuống còn 1,27% (năm 2004 là 1,61%); thu hút 100% số trẻ em trong độ tuổi mầm non và tiểu học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục THCS vào năm 2009. Đến năm 2010, tất cả các bn có nhà giữ trẻ, lớp mẫu giáo, 100% bn có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, 100% số bn có cán bộ y tế, có tủ thuốc sơ cấp cứu ban đầu. Tập trung thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hồn thành vào năm 2006. Xây dựng các khu giãn dân, tách hộ; lập các khu dân cư mới nội vùng đối với đồng bào DTTS tại chỗ.
Nhiệm vụ và giải pháp về kinh tế: Thực hiện nhanh tiến độ giải quyết đất ở, đất
sản xuất cho đồng bào DTTS tại chỗ, phấn đấu hoàn thành vào năm 2006. Đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giống mới vào sản xuất, chăn nuôi. Hằng năm hỗ trợ đầu tư sản xuất mơ hình tiên tiến (tối thiểu từ 1-2 mơ hình/xã, quy mơ từ 3 - 5 ha đối với mơ hình trồng trọt). Đối với hộ khó khăn bn vùng III: Năm đầu tiên không thu tiền, năm thứ 2 hỗ trợ 70%, năm thứ 3 hỗ trợ 50%. Đối với các hộ buôn vùng II: Đầu tư 2 năm, mỗi năm hỗ trợ 50%. Riêng về chăn ni trâu bị, đầu tư cho vay 1 con bị đối
với các hộ khó khăn. Sau 3 năm hộ được vay phải trả lại 1 con bò để tiếp tục cho hộ khác vay, ngân sách tỉnh hỗ trợ phần lãi suất.
Có chủ trương và chính sách cụ thể để xây dựng đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công ở các buôn. Phấn đấu mỗi buôn đồng bào DTTS tại chỗ có 1 cán bộ.
Có phương án giao đất, giao rừng cho hộ, nhóm hộ hoặc từng bn để quản lý bảo vệ và hưởng lợi từ rừng. Mỗi hộ ít nhất được nhận 10 ha trở lên; nhóm hộ, hoặc từng buôn, thôn giao theo khả năng quản lý và số lượng diện tích rừng ở từng vùng với mức khoán hợp lý. Đối với rừng sản xuất, được giao khốn ổn định lâu dài. Tỉnh bố trí một phần ngân sách để hỗ trợ cây giống trồng phân tán trong vườn, rẫy. Đối với đất trống lâm nghiệp, cần xác định rõ nguồn gốc, giao cho các lâm trường liên kết giao khoán trồng rừng với đồng bào.
Phấn đấu thực hiện mục tiêu nhựa hóa, bê tơng hóa đường liên bn, đường nội bộ buôn. Đầu tư mới và nâng cấp sửa chữa các cơng trình thủy lợi thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào. Số hộ đồng bào DTTS tại chỗ năm 2004 chưa có điện ở 365 bn, thuộc 72 xã phải đầu tư đường dây trung áp 702 km, đường hạ áp 962 km và trạm biến áp để kéo điện vào hộ đồng bào. Từng bước xây dựng một số làng nghề để thu hút lao động, góp phần giải quyết đời sống cho đồng bào DTTS tại chỗ.
Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, các điểm đại lý mua bán theo quy hoạch của ngành thương mại để thu mua, cung ứng các loại hàng hóa nhu yếu phẩm tiêu dùng đến Nhân dân ở các buôn, thôn; khắc phục tình trạng để tư thương ép cấp, ép giá đối với đồng bào. Các ngân hàng kinh doanh, nhất là ngân hàng chính sách xã hội, có kế hoạch giúp dân vay đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm…
Nhiệm vụ và giải pháp về xã hội: Tỉnh ủy xác định nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao dân trí, chú ý lực lượng thanh thiếu niên. Đào tạo xây dựng đội ngũ giáo viên là người DTTS tại chỗ, nâng cao chất lượng dạy và học trong vùng đồng bào DTTS. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phấn đấu đến 2010, có thêm 417 nhà. Động viên các đơn vị kết nghĩa, các đơn vị kinh tế để giúp các buôn trang bị các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt của đồng bào trong nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Ưu tiên đầu tư những cơng trình phục vụ sản xuất trước, các cơng trình phúc lợi xã hội sau; ưu tiên đầu tư trực tiếp cho từng hộ, kết hợp với đầu tư gián tiếp. Đầu tư phát triển phải thực hiện lồng ghép các dự án với các chương trình mục tiêu; các chương trình dự án đầu tư có liên quan trực tiếp đến người dân phải được sự giám sát, quản lý của Nhân dân.
Huy động các nguồn lực phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn; tranh thủ tối đa nguồn ngoại lực, huy động tốt nội lực và sự đóng góp của tồn xã hội theo phương châm: Nhà nước hỗ trợ, các thành phần kinh tế và Nhân dân các dân tộc cùng chia sẻ, giúp đỡ đối với đồng bào DTTS tại chỗ. Động viên tinh thần tự chủ, tự lực tự cường của từng hộ, từng buôn, thôn để phát triển kinh tế hộ, coi kinh tế hộ là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển kinh tế hộ trong đồng bào DTTS tại chỗ để làm cơ sở phát triển tồn diện kinh tế bn, thơn.
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn là một chương trình tổng thể bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh. Ưu tiên đầu tư các dự án có trọng tâm, trọng điểm và nhu cầu bức thiết.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 1769/QĐ-UBND, ngày 23-9-2005 về bố trí vốn đầu tư trực tiếp cho 13 bn tại 13 huyện, thành phố để thí điểm các mơ hình đầu tư nhằm thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội bn, thơn. Sau đó, ngày 27-6- 2008, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình số 2463/CT-UBND, về phát triển kinh tế - xã hội buôn, thơn đồng bào DTTS tại chỗ. Chương trình 2463/CT-UBND đã đạt nhiều kết quả quan trọng:
Về kinh tế, để huy động vốn đầu tư, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành
tập trung khai thác mọi nguồn lực trong xã hội, lồng ghép các Chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thôn, buôn đồng bào DTTS tại chỗ. Trong đó chủ yếu là vốn ngân sách địa phương, vốn các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, Chương trình hỗ trợ có mục tiêu (như Chương trình 135, 132, 134, 139, 661, 168, 304, 33…) với tổng số vốn trên 1.400 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2,89 triệu đồng/người/năm (năm 2005) lên 5,9 triệu đồng/người/năm (năm 2010). Giá trị sản xuất đất nông nghiệp tăng từ 7,2 triệu đồng/ha (năm 2005) lên 29,5 triệu đồng/ha (năm 2010). Tỉ lệ đồng bào dùng điện tăng từ 48% lên 91,4%.
Về xã hội, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 48,26% năm 2005 xuống còn 14,98% năm 2010 (theo chuẩn nghèo 2005). Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ ngành nghề cho lao động phổ thông trong khu vực đồng bào DTTS tăng từ 15% năm 2008 lên 41,1% năm 2010. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trong khu vực đồng bào DTTS giảm từ 2,14% năm 2005 xuống còn 1,61% năm 2010. Tỉ lệ trẻ đi mẫu giáo trong độ tuổi đạt 64,21%. Năm 2009, toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập THCS. Tỉ lệ thơn, bn có điểm trường hoặc lớp mẫu giáo tăng từ 35% (năm 2008) lên 79,13% (năm 2010). Tỉnh Đắk Lắk cơ bản hoàn thành việc xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại các bn; có 100% bn, thơn đồng bào DTTS có cán bộ y tế, được trang bị túi thuốc, tủ thuốc sơ cấp cứu [160, tr.2].
- Tăng cường kết nghĩa với các buôn dân tộc thiểu số tại chỗ
Thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 3-3-2003 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở thôn, buôn, tổ dân phố, các huyện, thành phố trong tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, xây dựng, củng cố HTCT ở cơ sở, nhất là đối với vùng đồng bào DTTS. Trong đó, một số huyện và thành phố Buôn Ma Thuột đã phân cơng các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp; các xã, phường, thị trấn khơng có bn đồng bào DTTS, kết nghĩa với các buôn đồng bào DTTS tại chỗ.
Đầu năm 2004, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Công văn số 75-CV/TU, ngày 22-03-2004, chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban Thường vụ các huyện ủy, Thành ủy, Ban Dân vận tỉnh ủy đẩy nhanh hơn nữa công tác tổ chức các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các buôn, thôn đồng bào DTTS nhằm giúp cho các buôn, thôn đồng bào DTTS sớm ổn định tình hình và phát triển tồn diện về mọi mặt.
Thực hiện Công văn số 75-CV/TU, ngày 26-09-2006, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã xây dựng Hướng dẫn số 07- HD/DVTU, về việc triển khai kết nghĩa giữa các thôn người Kinh với các buôn đồng bào DTTS, giữa các tổ chức đoàn thể vùng người Kinh với các tổ chức đoàn thể vùng đồng bào DTTS trên toàn tỉnh.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, các huyện, thị, thành ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt triển khai đến tất cả các tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đến năm 2010, Tỉnh ủy đã phân công 1.001 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học do huyện, thị, thành phố quản lý kết nghĩa với 598 bn trên tổng số 598 bn; có 663 thôn, tổ dân phố vùng người Kinh kết nghĩa với 430 bn đồng bào
DTTS; có 43 xã, đồn thể cấp xã kết nghĩa với buôn, 686 chi hội phụ nữ người Kinh kết nghĩa với 472/557 chi hội phụ nữ bn đồng bào DTTS (đạt 84,74%); có 488 chi hội nơng dân người Kinh kết nghĩa với 536 bn đồng bào DTTS (đạt 91%); có 449 Hội, chi hội Cựu chiến binh người kinh các cấp kết nghĩa với 391/516 hội, chi hội đồng bào DTTS (đạt 75,8%); có 523 tổ chức đồn các cấp kết nghĩa với 319/532 chi đồn bn đồng bào DTTS (đạt 60%). Có 11.323 hộ gia đình phụ nữ người kinh kết nghĩa với 8.009 hộ gia đình phụ nữ DTTS [119, tr.3].
Trong 6 năm (2004-2010), các cơ quan đơn vị cử hơn 30 nghìn lượt cán bộ về bn cơng tác và hàng chục nghìn ngày cơng lao động; tổ chức hàng nghìn buổi tuyên truyền, sinh hoạt, với hàng trăm nghìn lượt người tham dự. Cơng tác kết nghĩa đã khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xố đói, giảm nghèo góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương; tạo sự chuyển biến tích cực cho cơng tác lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, củng cố sức mạnh đoàn kết các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở, hơn 81,4% bn có chi bộ, hơn 99,8% bn có đảng viên; Ban tự quản, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể được củng cố, kiện toàn và hoạt động hiệu quả cao hơn.
Đây là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo, hợp lòng dân của Tỉnh ủy Đắk Lắk, mang ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc; được các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đồn thể Nhân dân, cán bộ, đảng viên, các lực lượng vũ trang, các ngành, các cấp và đồng bào các dân tộc tích cực hưởng ứng thực hiện.
Tiểu kết chương 2
Như vậy, từ sau khi tách tỉnh và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa IX, 2003), với những đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tiêu biểu, trong hồn cảnh có nhiều những thuận lợi và khó khăn đan xen, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi trên địa bàn, đã chủ động ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chủ trương sáng tạo trên cơ sở bám sát tính đặc thù của tỉnh, như: về cơng tác vận động quần chúng và nhiệm vụ bảo vệ biên giới, chống biểu
tình bạo loạn; xây dựng HTCT cơ sở; chương trình phát triển kinh tế - xã hội thơn, bn người DTTS tại chỗ; công tác cán bộ người DTTS; công tác kết nghĩa với buôn người DTTS tại chỗ,…
Kết quả thực hiện CSDT đã tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức, trách nhiệm của cả HTCT và sự đồng thuận của xã hội về công tác dân tộc. Kinh tế - xã hội vùng người DTTS đã có sự phát triển; đời sống vật chất, tinh thần vùng người DTTS được cải thiện; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng; nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt được quan tâm giải quyết; sự nghiệp giáo dục, văn hóa và chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực; HTCT ở cơ sở được củng cố, đội ngũ cán bộ người DTTS được quan tâm đào tạo bồi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác dân tộc.
Tuy nhiên, trong vùng người DTTS, tình trạng thiếu đất sản xuất chưa có giải pháp hiệu quả; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm, sức cạnh tranh kém, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, đời sống Nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo người DTTS tại chỗ ngày càng cao; trình độ dân trí cịn thấp, trình độ phát triển giữa các dân tộc chưa đồng đều; chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe cịn hạn chế; một số bản sắc văn hóa của các DTTS đang bị mai một; mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào nhìn chung cịn thấp, hạ tầng chưa đồng bộ; tỉ lệ cán bộ người DTTS trong HTCT chưa tương xứng; một số nơi tình hình an ninh chính trị, an ninh nơng thơn và trật tự an tồn xã hội cịn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.
Chương 3