Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, cùng với cả nước, Tây Nguyên cũng đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, diện mạo kinh tế - xã hội có những thay đổi căn bản, đặc biệt đối với đời sống của đồng bào DTTS. Tuy nhiên, so với các khu vực khác trong cả nước Tây Nguyên vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết:
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất vùng nông thôn miền núi
vẫn cịn nhiều yếu kém, khơng đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân. Hạ tầng xã hội chưa đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục cũng như cơ hội việc làm cho lao động nông thơn cịn thấp, nhất là đồng bào DTTS.
Thứ hai, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ: kết quả tuyển sinh
dạy nghề cho lao động nơng thơn chất lượng cịn hạn chế, ít phát huy tác dụng, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thị trường.
Thứ ba, cơng tác xóa đói giảm nghèo tuy đã đạt được những kết quả nhất định,
song tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đến nay vẫn còn cao, đến cuối năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng là 13,64%, trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS chiếm 27,26%. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm DTTS với người kinh còn chênh lệch khá cao. Đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết [141, tr.32].
Thứ tư, tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở vẫn chưa được giải quyết: năm
2013, cả vùng Tây Nguyên còn khoảng 31.069 hộ đồng bào DTTS thiếu 17.516 ha đất sản xuất. Đây cũng là một trong những khó khăn gây nên tình trạng tranh chấp đất đai, phá rừng làm nương rẫy.
Thứ năm, việc ổn định dân DCTD tuy đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo
quyết liệt trong những năm qua. Song, đến nay vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết: tình trạng di dân ngồi kế hoạch đã gây khơng ít khó khăn cho việc triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Tây Nguyên, nhất là ở hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông. Dân di cư tự do đã làm gia tăng tình trạng phá rừng làm rẫy, sang nhượng đất đai trái phép, gây sức ép và khó khăn cho các địa phương trong việc quản lý nhân hộ khẩu (Tỉnh Đắk Lắk hiện còn 3.845 hộ/19.682 khẩu chưa được đăng ký thường trú; Đăk Nơng cịn khoảng 3.000 hộ chưa được đăng ký thường trú, đa số là người Hmông), giải quyết nhu cầu giáo dục, y tế… Tây Nguyên hiện nay còn khoảng hơn 23.566 hộ chưa đưa vào dự án sắp xếp ổn định, do nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương không đáp ứng được nhu cầu của dự án, bên cạnh đó thì tình trạng dân DCTD từ các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn tiếp tục diễn ra, gây khó khăn cho các địa phương trong cơng tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Thứ sáu, HTCT cơ sở còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế: Nhiều bn làng có
chi bộ, tổ đảng nhưng chất lượng sinh hoạt thấp, nặng về hình thức, vai trị nịng cốt của đảng viên chưa cao. Trình độ, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế và chưa đồng đều. Cán bộ chuyên trách cấp xã chưa qua các chương trình đào tạo cịn nhiều (khoảng 62,1%). Cơng tác quy hoạch, tạo nguồn, sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và xây dựng đội ngũ kế cận lâu dài.
Thứ bảy, Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung vẫn là địa bàn trọng điểm
chống phá của các thế lực thù địch. Được sự chỉ đạo, hỗ trợ từ bên ngoài, bọn phản động FULRO tiếp tục tìm mọi cách hoạt động để phát triển lực lượng, phục hồi tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu lâu dài là chia rẽ đồn kết dân tộc, kích động ly khai, lập "Nhà nước Đề Ga". Chúng chưa từ bỏ âm mưu thành lập "Nhà nước Đề Ga"; tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền xuyên tạc sự thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước; kích thích tư tưởng dân tộc hẹp hịi, cực đoan, kích động những vấn đề liên quan đất đai, đời sống, tự do tôn giáo để lôi kéo quần chúng, phục hồi lực lượng, tổ chức biểu tình bạo loạn gây mất ổn định chính trị. Bên trong vẫn còn tồn tại tư tưởng ly khai và ý thức về “Nhà nước Đề Ga”; hoạt động của các tôn giáo, nhất là đạo Tin lành tiếp tục bị bọn phản động lợi dụng, lôi kéo, đẩy mạnh phát triển "Tin lành Đề Ga". Vấn đề đất đai, không gian sinh sống của các buôn làng và nhiều vấn đề khác nếu không giải quyết tốt sẽ tác động đến khối đoàn kết dân tộc và ổn định xã hội.
Đối với tỉnh Đắk Lắk, tình hình chung ít thay đổi so với giai đoạn trước. Tồn tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (13 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã); 184 xã, phường, thị trấn; 2.463 bn, thơn, tổ dân phố; trong đó có 608 bn người DTTS tại chỗ. Dân số tỉnh Đắk Lắk năm 2010 là 1.754.390 người [133, tr.20]; đến năm 2015 tăng lên hơn 1,876 triệu người, có 47 dân tộc cùng sinh sống (tăng 3 dân tộc so với năm 2004), trong đó các DTTS có 133.091 hộ, chiếm khoảng 33% dân số của tỉnh, phân bố trên 184 xã, phường, thị trấn trong tỉnh [179, tr.1].
19000001850000 1850000 1800000 1750000 1700000 1650000 1600000 1550000 người 2004 2010 2015
Biểu số 3.1: Tốc độ gia tăng dân số tỉnh Đắk Lắk
Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk [3; 5; 6]
Ở tỉnh Đắk Lắk, ngoài đồng bào các DTTS tại chỗ như Ê-đê, Mnơng, Gia-rai cịn có đơng các DTTS khác di cư đến lập nghiệp. Giai đoạn 2011-2015, cả tỉnh Đắk Lắk có 272 hộ với 1.199 khẩu di cư đến. Dân di cư đến Đắk Lắk giai đoạn này chủ
yếu là dân tộc Hmơng, với 206 hộ, 974 khẩu, cịn lại là các dân tộc thiểu số khác như Sán Chỉ, Tày, Nùng, Mường, Mán. Nhìn chung, tình hình dân DCTD đi và đến trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn này còn diễn biến khá phức tạp. Dân DCTD chủ yếu tập trung vào địa bàn một số huyện vùng sâu, vùng xa như huyện M'Đrắk, Ea Súp, Krông Bông, Cư M'gar... [179, tr.1].
Dân DCTD đã tác động nhiều mặt tới kinh tế - xã hội Đắk Lắk (năm 2014, toàn vùng Tây Ngun cịn 23.566 hộ, trong đó: Đắk Nơng 10.947 hộ, Đắk Lắk 5.541 hộ, Lâm Đồng 3.695 hộ, Gia Lai 2.300 hộ; Kon Tum 1.083 hộ) [141, tr.14], làm phá vỡ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh; các vấn đề quan hệ dân tộc tiếp tục nảy sinh mới và gay gắt như phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm, buôn bán sang nhượng đất trái phép, khó kiểm sốt làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường sinh thái; tình trạng tranh chấp đất đai, mất an ninh trật tự trên những địa bàn; Tình trạng thiếu đất sản xuất, tỉ lệ hộ nghèo tiếp tục gia tăng, số trẻ em trong độ tuổi khơng có điều kiện đến trường tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm. Dân DCTD gây áp lực về ngân sách đối với một tỉnh nghèo cho bộ máy hành chính, HTCT cơ sở, đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ các dự án sắp xếp, ổn định dân DCTD.
Điều đặc biệt ở người Hmông di cư đến là 100% theo đạo Tin lành hoặc có xu hướng theo đạo Tin lành. Cộng đồng người Hmơng sống khá tách biệt với các dân tộc khác, có hiện tượng hồi sinh ý thức tộc người, về "Vương quốc Mơng" xa xưa; một số nhóm hộ có tư tưởng vượt biên sang Lào, Thái Lan hay về huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Người Hmông ở Đắk Lắk không ổn định về nơi cư trú, dễ dao động, dễ bị lợi dụng theo kẻ xấu [163, tr.2-3]. Tại xã Ea Dăh, huyện Krơng Năng, năm 2011 có 7 hộ bỏ về Mường Nhé; các hộ DCTD người Hmông sống rải rác tại các tiểu khu gây khó khăn cho việc quản lý, và tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng tơn giáo tín ngưỡng, tệ nạn ma túy… Theo kết quả khảo sát của tác giả (2015), tại xã Cư Pui, huyện Krông Bông, cộng đồng người Hmơng ở đây ít có mối liên hệ với chính quyền. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai phải thông qua các mục sư Tin lành. Vai trị của tơn giáo đã có phần lấn át và làm thay vai trị của Đảng, chính quyền, đồn thể.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2011-2015 đạt 8,2%; tổng giá trị sản phẩm tăng bình qn 8%/năm, quy mơ nền kinh tế tăng 1,5 lần, thu nhập bình quân hằng năm đạt 34,9 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với đầu nhiệm kỳ năm 2006 và tăng gấp 2,62 lần so với năm 2000. Nông nghiệp vẫn đóng vai trị chủ lực và ln chiếm tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh. Năm 2000, ngành này chiếm trên 77,5%, trong khi đó cơng nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm lần lượt là 7,27% và 15,18%. Giai đoạn 2011-2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đến năm 2015, kinh tế nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ còn chiếm khoảng 47%, công nghiệp - xây dựng chiếm 16,2%, tăng 0,5%; dịch vụ đã tăng lên 36,7%, tăng 2,7% so với năm 2010 [6, tr.13].
9080 80 70 60 50 40 30 20 10 0 2000 2006 2010 2015
Nông, Lâm, thủy sản
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Biểu số 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk
Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk [3; 5; 6]
Như vậy, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015 có xu hướng chậm dần [134, tr.34], thấp hơn so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và thấp hơn so với giai đoạn 2005-2010. Chất lượng tăng trưởng chung chậm được cải thiện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa nhanh [6, tr.35]. Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước vẫn tiếp tục khó khăn, hoạt động của nhiều doanh nghiệp kém hiệu quả, sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Nền kinh tế cịn phụ thuộc lớn vào khu vực nơng nghiệp với điều kiện thời tiết khơng thuận lợi..., do đó tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, đời
sống của người DTTS cũng gặp khơng ít khó khăn, ngân sách tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Trung ương.
Sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk có nhiều yếu tố khơng bền vững, đặc biệt là tỉ lệ đói nghèo trong số hộ người DTTS tại chỗ. Trong 5 năm (2005-2010), tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 27,55% xuống cịn 7,45%, bình qn mỗi năm giảm 4,02% (kế hoạch là 2,5%/năm). Nhưng tỉ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 48,26% năm 2005 xuống còn 14,98% năm 2010 so với tổng số hộ DTTS, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; nhưng đối với DTTS tại chỗ lại tăng từ 52,35% năm 2005 lên 61,75% năm 2010 so với tổng số hộ nghèo [160, tr.11]. Điều này đặt ra bài toán về quản lý phát triển xã hội tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn mới.
Thực trạng trên sẽ tạo ra những thời cơ và thách thức đan xen, tác động trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên trong giai đoạn 2011-2015 và các năm tiếp theo.
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị, ngày 24-10-2011, về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020, tiếp tục khẳng định Đắk Lắk, Tây Nguyên là địa bàn giữ vị trí chiến lược
đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh và mơi trường sinh thái của đất nước. Phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng HTCT vững mạnh; vừa phát huy ý chí tự lực tự cường, khai thác nội lực tại chỗ, vừa phải có sự lãnh đạo tồn diện của Đảng và đầu tư tương xứng của Nhà nước về chính sách, nguồn lực và sự liên kết, hỗ trợ kịp thời của các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước.