Đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình lãnh đạo thực hiện CSDTcủa Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2003 đến 2015 xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chủ yếu là:
Về khách quan, các quyết sách lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Trung ương
Đảng và sự điều hành kiên quyết, linh hoạt của Chính phủ đã đưa đất nước nói chung, vùng Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk nói riêng từng bước vượt qua khó khăn, phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội và bảo vệ vững chắc tồn vẹn lãnh thổ.
Chủ trương, chính sách của Đảng về cơng tác dân tộc nói chung và CSDT nói riêng ngày càng đúng đắn, các chính sách ngày càng cụ thể và thiết thực đối với từng khu vực, từng nhóm tộc người, thậm chí đến từng tộc người cụ thể.
Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đắk Lắk luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương trên nhiều lĩnh vực, nguồn lực đầu tư ngày càng lớn; cùng với tình hình an ninh chính trị tiếp tục ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho q trình phát triển nói chung và thực hiện CSDT nói riêng tại địa phương.
Về chủ quan, đối với một tỉnh miền núi, biên giới, có tới 47 tộc người từ nhiều
tỉnh thành của cả nước cùng chung sống như Đắk Lắk, thực hiện CSDT có vị trí hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong hơn 40 năm kể từ sau ngày giải phóng, hơn 30 năm kể từ khi có đường lối đổi mới, và nhất là hơn 10 năm sau khi chia tách tỉnh (2003-2015), Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh đã hết sức coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CSDT, đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo
đảm quốc phòng, an ninh cũng như thực hiện mục tiêu đồn kết, bình đẳng, cùng phát triển giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh và cả nước.
Đắk Lắk là một tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo, luôn luôn bị các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, khai thác những sơ hở, thiếu sót trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, thực hiện CSDT, chính sách tơn giáo, trong thực hiện các quyền tự do, dân chủ của HTCT để chống phá, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp cách mạng. Do đó, mọi chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của Đảng bộ và chính quyền, nhất là trong tổ chức thực hiện ở các cấp đã biết xuất phát từ lợi ích của Nhân dân, thực sự coi trọng quyền bình đẳng, quyền tự do, dân chủ chính đáng của Nhân dân, chống thái độ phân biệt, định kiến dân tộc. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đắk Lắk ln khai thác, phát huy những mặt tích cực, những điểm tương đồng để tập hợp đoàn kết đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, kiên quyết chống lại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo để phá hoại khối đại đồn kết dân tộc.
Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk vốn có truyền thống đồn kết một lịng theo Đảng, theo cách mạng. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các dân tộc đã phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng tiến cơng, đồn kết, tương thân, tương ái vượt qua những khó khăn thử thách, XĐGN, xây dựng cuộc sống mới. Bước sang thời kỳ cách mạng mới, nhất là giai đoạn đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phát huy truyền thống cách mạng của Nhân dân các dân tộc, trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh luôn kiên định quan điểm "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", coi trọng kết hợp mục tiêu chính trị với chăm lo lợi ích cụ thể của đồng bào DTTS, kết hợp giáo dục nâng cao nhận thức giác ngộ chủ trương, chính sách với hướng dẫn, tổ chức Nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách. Đảng bộ tỉnh đã quan tâm đầy đủ mọi mặt, giải quyết thiết thực yêu cầu sản xuất và đời sống, động viên sức dân và bồi dưỡng sức dân. Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã tập trung lãnh đạo 4 trụ cột chính là phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, xây dựng và củng cố HTCT và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng DTTS. Đảng bộ và chính quyền các cấp trong tỉnh đã nắm vững và thực hiện đúng CSDT của Đảng, từ chủ trương đến phương thức, hình thức vận động phù hợp với lịng dân. Đồng thời kiên quyết chống lại tư tưởng bảo thủ, cục bộ địa phương, tự ti dân tộc, phấn đấu cho sự bình đẳng và tiến bộ của từng tộc người, nhóm tộc người.
Đạt được thắng lợi trên đây cũng là nhờ đội ngũ cán bộ, đảng viên đã đồng cam cộng khổ với Nhân dân các tộc người thiểu số, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của dân, triển khai thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước đến người dân, đến đúng đối tượng thụ hưởng các chính sách, đồng thời cũng là người bổ sung, hồn thiện chính sách.