Đắk Lắk là tỉnh đa dân tộc, đa văn hóa. Trong quá trình tồn tại và phát triển, các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã tạo dựng nên những nét văn hóa hóa đa dạng, phong phú, với những nét đặc trưng, tiêu biểu, vừa thể hiện bản sắc tộc người vừa để phân biệt với các tộc người, các nhóm người khác. Tỉnh Đắk Lắk hiện nay đã hội tụ 3 ba bộ phận văn hóa vùng miền: văn hóa các DTTS tại chỗ (các dân tộc Trường Sơn - Tây Ngun), văn hóa các DTTS phía Bắc và văn hóa của dân tộc Kinh (gồm 3 ba miền Bắc - Trung - Nam). Các DTTS tại chỗ là một bộ phận của dân tộc Việt Nam. Lịch sử phát triển văn hóa của các DTTS tại chỗ đã
góp phần làm phong phú hơn kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Tháng 11-2005, Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) cơng nhận Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun là kiệt tác
truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Ngày 13-7-2007, HĐND tỉnh thông qua
Nghị quyết số 10/NQ-HĐND, về Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tỉnh
Đắk Lắk, giai đoạn 2007-2010. Từ năm 2007 đến năm 2010, UBND tỉnh chỉ đạo giao
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống liên quan đến khơng gian văn hóa cồng chiêng, góp phần tích cực trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc tại chỗ ở Đắk Lắk.
Tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức 8 lớp truyền dạy cách đánh cồng chiêng cho 200 người các dân tộc tại chỗ từ độ tuổi 7 đến 16. Các huyện, thị xã, thành phố như thành phố Buôn Ma Thuột mỗi năm tổ chức được 12 lớp, huyện Krông Pắk 5 lớp, huyện Cư Kuin 5 lớp, huyện Krông Năng 5 lớp, huyện Buôn Đôn 3 lớp v.v. đưa số đội cồng chiêng trẻ tăng từ 250 đội lên 330 đội, góp phần giáo dục ý thức bảo tồn văn hóa truyền cho người đồng bào các dân tộc.
Với sự quan tâm đầu tư, quản lý, năm 2011, tồn tỉnh có 2.307 bộ chiêng đủ. Số nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng có 3.855 người; biết chỉnh chiêng có 393 người; biết dạy đánh cồng chiêng có 635 người; biết sử dụng nhạc cụ tre nứa có 1.270 người; có 2.608 nhà dài truyền thống; có 220 bến nước truyền thống; có 155 nghi lễ - lễ hội truyền thống; thầy cúng các nghi lễ liên quan đến cồng chiêng có 734 người; số nghệ nhân biết chế tác nhạc cụ tre nứa, gỗ, đá có 568 người… [166, tr.3].
Ngành văn hóa đã phục dựng một số lễ hội truyền thống, như: lễ cúng bến nước, lễ kết nghĩa anh em, lễ cúng sức khỏe, lễ cúng vào nhà mới, lễ cúng lúa mới, lễ cưới… Tỉnh tổ chức 2 cuộc liên hoan văn hóa cồng chiêng cấp tỉnh, 3 cuộc liên hoan văn hóa cồng chiêng, nhạc cụ dân gian cấp cơ sở, góp phần tơn vinh văn hóa cồng chiêng, tơn vinh các nghệ nhân diễn xướng cồng chiêng.
Tỉnh đã trang bị 128 bộ cồng chiêng cho các nhà sinh hoạt cộng đồng. Những bộ chiêng này đã phát huy hiệu quả trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở các bn, làng.
Nhìn chung, việc triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk, giai đoạn 2007-2010 đã bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc tại chỗ Đắk Lắk trong khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm cho các thành viên trong cộng đồng và tồn xã hội về việc gìn giữ có hiệu quả khơng gian văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk - Tây Nguyên [166, tr.4].
Đến năm 2010, hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống loa truyền thanh khơng dây tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và đài phát thanh tỉnh, đài truyền thanh huyện… Triển khai thực hiện Quyết định 975/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cấp không thu tiền 12 loại báo, tạp chí cho vùng DTTS với tổng số 24.936 số báo mỗi kỳ phát hành; Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi được dịch ra tiếng Ê-đê với số lượng 4.000 cuốn/số/tháng. Ngoài ra, tỉnh đã phát hành 17 số báo Thông tin Đắk Lắk bằng song ngữ Kinh - Ê-đê với 42.500 bản đến tận các thơn, bn trong tồn tỉnh. Việc phát hành báo, tạp chí cho vùng DTTS đã thực hiện đúng quy định.
Tuy vậy, công tác quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa cồng chiêng nhằm ngăn chặn tình trạng chảy máu cồng chiêng cịn nhiều hạn chế. So với số liệu thống kê năm 1993, năm 2011, ở Đắk Lắk đã thất thoát khoảng 2.000 bộ cồng chiêng. Việc chỉ đạo công tác bảo tồn phát huy di sản Khơng gian văn hóa cồng chiêng, việc ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện ở các địa phương chưa được chú trọng. Việc thực hiện đề án Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk, giai đoạn 2007-2010 mới thực hiện được 50% nội dung [166, tr.5].