Rủi ro từ dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của Apple

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của APPLE tại THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2016 2020 (Trang 25 - 29)

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Apple tại thị trường

2.2.4. Rủi ro từ dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của Apple

2.2.4.1. Nhận dạng rủi ro

Đại dịch Covid-19 kéo dài trong gần hai năm qua đã gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế tồn thế giới nói chung, nó khiến nhiều doanh nghiệp phải thay đổi cách vận hành để thích ứng cũng như tồn tại với thời cuộc.

Sự lây lan rộng rãi của COVID-19 và những bất ổn về kinh tế đã mang đến nhiều thách thức cho xã hội. Bên cạnh những tác động tới con người, COVID-19 đã và đang nhanh chóng gây ra những gián đoạn trong kinh doanh và tiêu dùng không chỉ ở riêng các khu vực bị ảnh hưởng. Với ngành cơng nghệ nói riêng, ngày càng có nhiều hãng cơng nghệ buộc phải hủy bỏ các sự kiện ra mắt sản phẩm mới do ảnh hưởng của dịch bệnh làm cho chuỗi sản xuất và cung ứng không thể đáp ứng kịp thời tiến độ và kế hoạch dự kiến. Thêm vào đó, tình hình kinh tế ảm đạm chắc chắn cũng tác động không nhỏ đến nhu cầu của thị trường và doanh số sản phẩm.

21 Do đó, để thích nghi được với bối cảnh dịch bệnh kéo dài và khó lường trước như hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải vận hành tốt hoạt động kinh doanh và có những chiến lược thực sự đúng đắn.

2.2.4.2. Phân tích rủi ro

Tình hình dịch bệnh lây lan ở nhiều quốc gia trên thế giới, khiến chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lệnh cấm vận cũng như thiệt hại về nhân lực. Tập đồn cơng nghệ lớn như Apple mặc dù được biết đến với năng lực cạnh tranh mạnh mẽ và khả năng quản trị rủi ro tốt cũng khơng thể nằm ngồi những ảnh hưởng của đại dịch.

Giá trị cổ phiếu bị giảm trầm trọng

Vào khoảng quý I/2020, khi tình hình dịch bệnh tiếp tục căng thẳng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giá trị cổ phiếu của công ty đã chịu nhiều thiệt hại lớn. Giá trị cổ phiếu của Apple từng giảm 1.000 điểm và sau đó là 900 điểm. Thậm chí sau khi tờ Nikkei đưa tin về việc lễ ra mắt iPhone 12 5G mới có thể bị trì hỗn thêm 1-2 tháng, giá cổ phiếu của Apple đã đóng cửa ở mức 245,5 USD/cổ phiếu, giảm 0,55% so với giá trị trong ngày. Như vậy là Apple đã chính thức mất vị thế là cơng ty có trị giá ngàn tỷ đô.

Các sự kiện công nghệ buộc phải tạm hoãn hoặc bị hủy bỏ

Đại dịch Corona hoành hành khắp nơi trên thế giới đã buộc Apple phải thực hiện 1 động thái chưa từng có, đó là trì hỗn lịch ra mắt iPhone 12 trong nhiều tháng vào năm trước (2020). Bởi dịch Covid-19 đang đe dọa cả nguồn cung và nguồn cầu của họ, phá vỡ lịch trình phát triển sản phẩm nên mặc dù không muốn nhưng Apple vẫn phải mất vài tháng để có thể đưa mọi thứ trở lại như kế hoạch ban đầu.

Foxconn là một trong những đối tác lớn của Apple. Hãng này chuyên lắp ráp và sản xuất những mẫu iPhone mới cho Apple. Foxconn từng chia sẻ rằng việc sản xuất những chiếc iPhone mới (iPhone 12) bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gây ra. Cụ thể, các kỹ sư của Apple và kỹ sư của Foxconn không thể gặp nhau để giám định sản phẩm vì các chuyến bay từ Mỹ sang Trung Quốc hầu hết đã bị hủy bỏ.

22 Theo như lịch trình, thơng thường sau khi Foxconn sản xuất xong, các nhân viên Apple tại Mỹ sẽ đáp các chuyến bay sang Trung Quốc để kiểm tra, giám định chất lượng sản phẩm. Apple thường tin dùng hãng hàng không United Airlines để thực hiện các chuyến bay này. Tuy nhiên do các diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID- 19 nên hãng hàng khơng này tạm đóng cửa tất cả các chuyến bay từ Mỹ sang các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thành Đô, Thượng Hải, Hồng Kông cho đến ngày 24 tháng 4. Đối với những trường hợp từ Trung Quốc quay lại Mỹ sẽ bị cách ly và theo dõi sức khỏe. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến Apple lẫn Foxconn. Theo đúng dự kiến quá trình giám định kiểm tra sản phẩm sẽ bắt đầu vào khoảng thời gian tháng 2 và tháng 3 và sẽ kết thúc vào tháng 4 hoặc tháng 5 để có thể kịp đưa đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên sau đó, việc ra mắt chiếc iPhone 12 mới của Apple đã bị trì hỗn đến tận tháng 10/2021.

Ảnh hưởng kinh tế

Apple đã từng tuyên bố hạ mục tiêu doanh số trong quý II năm 2020 do tác động của đại dịch, tức là Apple sẽ khó đạt được mức 63-67 triệu chiếc iPhone như đã định. Thậm chí trong tháng 2/2020, Apple chỉ bán được chưa đầy 500 ngàn chiếc iPhone tại thị trường Trung Quốc.

Khơng chỉ có Apple, hàng loạt các cơng ty cơng nghệ Châu Á, trong đó có cả các đối tác "ruột" lâu năm của Apple cũng đang gặp khó. Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs dự báo lợi nhuận của Foxconn trong năm tài chính 2020 giảm tới 39%, tức khoảng 1,8 tỷ USD so với ước tính ban đầu. Đặc biệt doanh thu cũng có thể thấp hơn so với dự báo trước đây là 15,4 tỷ USD.

Nguồn cung bị trì trệ

Vào hồi đầu năm 2020, khi Trung Quốc phong tỏa nhiều thành phố lớn, trong đó có cả những nơi đặt nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử cho nhiều hãng công nghệ lớn như Apple, Sony, Samsung, các nhà phân tích đã dự báo về việc nguồn cung sẽ hạn chế trong thời gian dài.

Đặc biệt doanh số smartphone giảm tới 50% trong suốt quý I năm 2020 vì lý do thiếu nguồn cung vì Trung Quốc nói chung và một số đối tác gia công như Foxconn nắm phần lớn nguồn cung các thiết bị di động, bao gồm iPhone ra thị trường.

23 Tình trạng trì hỗn này cũng gián tiếp khiến cho Apple không thể đặt hàng các bên sản xuất chip bởi phải thực hiện xong bước giám định thì Apple mới có thể đặt hàng các bên sản xuất chip. Không chỉ riêng Apple, rất nhiều hãng điện thoại lớn nhỏ khác đang chịu thiệt hại bởi đợt dịch bệnh lần này. Trước đó Apple cũng đưa ra dự đốn rằng doanh số của hãng trong quý đầu năm 2020 sẽ giảm mạnh so với năm ngoái.

Việc một số nhà máy buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh và thiếu nguồn nhân công đủ để vận hành 100% công suất khiến một số dây chuyền sản xuất iPhone mới của Apple gặp khó khăn. Tuy nhiên theo thơng tin mới đây, Foxconn đã phục hồi được 100% công suất các nhà máy tại Trung Quốc, chứng tỏ được năng lực thích nghi và phục hồi nhanh chóng chuỗi sản xuất của mình trong bối cảnh dịch bệnh.

2.2.4.3. Quản trị rủi ro

Mặc dù Covid-19 hoành hành và lây lan khắp nơi trên thế giới, gây ảnh hưởng không nhỏ tới nhân sự trong chuỗi cung ứng, sản xuất. Tuy nhiên Apple khơng vì vậy mà trì hỗn việc nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, thay vào đó họ dành phần lớn thời gian trong 2 năm qua để khơng ngừng nâng cấp các dịng sản phẩm, tích hợp thêm nhiều tính năng mới. Nhờ đó, khi các ơng lớn khác trong ngành cơng nghệ khác chưa có bước tiến nào nổi bật thì Apple vẫn khẳng định được vị thế của mình khi ra mắt thành cơng nhiều dịng sản phẩm ngay trong hồn cảnh dịch bệnh vẫn cịn diễn biến phức tạp.

Apple công bố kết quả kinh doanh trong quý II năm 2020, cho thấy họ đã kiếm được một khoản tiền rất lớn. Tất cả phân khúc sản phẩm của hãng (iPhone, Mac, iPad, Dịch vụ và Thiết bị đeo/gia đình/phụ kiện) đều tăng doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến tổng doanh thu là 81,4 tỉ USD. Như thường lệ, doanh thu từ iPhone là 39,6 tỉ USD chiếm gần một nửa con số đó.

Doanh thu hằng quý của Apple đã tăng 36% so với cùng kỳ năm ngối, do đó lợi nhuận cũng tăng đáng kể, gần gấp đơi. Apple báo cáo thu nhập ròng 21,7 tỉ USD, tăng 93% so với một năm trước.

Tất cả danh mục sản phẩm của Apple đều tăng trưởng trong quý trước, nhưng sản phẩm chiến thắng lớn nhất là iPhone. Doanh thu tăng 50% so với cùng kỳ năm ngối, cho thấy dịng sản phẩm iPhone 12 là một thành công lớn của công ty. Bộ phận dịch

24 vụ của Apple tiếp tục bùng nổ khi doanh thu 17,5 tỉ USD thể hiện mức tăng trưởng 33% và danh mục này tạo ra nhiều hơn gấp đôi số tiền của bất kỳ bộ phận nào khác trong Apple, ngoại trừ iPhone.

Như thường lệ, iPhone chiếm gần một nửa doanh thu của Apple. Doanh số bán iPhone của Apple đạt gần 40 tỉ USD trong quý gần nhất, tăng 50% so với một năm trước.

Virus COVID-19 đã buộc các đối tác sản xuất của Apple như Foxconn và Wistron phải đóng cửa các dây chuyền lắp ráp để bảo vệ công nhân. Các công ty trong chuỗi cung ứng của Apple cũng đã làm điều tương tự. Nhưng bây giờ sản xuất đã được khởi động lại trong các nhà máy Trung Quốc. Các dây chuyền lắp ráp đã quay trở lại hoạt động, mặc dù chưa đạt tốc độ tối đa. Apple đã dần mở lại 42 Cửa hàng Apple tại Trung Quốc. Qua đó một lần nữa cho thấy được năng lực cạnh tranh và khả năng quản trị rủi ro không hề nhỏ của Apple.

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của APPLE tại THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2016 2020 (Trang 25 - 29)