2.2. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Apple tại thị trường
2.2.6. Rủi ro đến từ Đối thủ cạnh tranh
2.2.6.1. Nhận dạng rủi ro:
Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh là rủi ro doanh nghiệp gặp khó khăn khi khơng kinh doanh được vì họ phải đối mặt với sức cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Đối thủ lớn nhất của Apple tại thị trường khổng lồ này là các nhà sản xuất điện thoại thơng minh, máy tính, laptop trong nước như Huawei, Xiaomi, Vivo, HP, Dell,…vì họ có khả năng kết hợp sản phẩm với thị hiếu địa phương tốt hơn. Do vậy mức độ cạnh tranh giữa các hãng công nghệ này là vô cùng gay gắt.
Về mảng smartphone, Trung Quốc từng có lượng người dùng iPhone nhiều hơn bất kỳ thương hiệu điện thoại thơng minh nào khác. Tuy nhiên, những ngày tháng đó đã khơng cịn nữa khi Huawei lên chiếm ngôi vương với cơ sở người dùng điện thoại thông minh lớn nhất đại lục. Trong Morning News của South China có trích dẫn số liệu mới được cơng bố từ cơng ty nghiên cứu Quest Mobile cho thấy tỷ lệ sử dụng iPhone tại Trung Quốc đang có xu hướng thấp hơn các nước khu vực khác.
Cụ thể trong tháng 6 năm 2020, thị phần của các hệ thống iOS đang hoạt động đã giảm khoảng 3% so với một năm trước. Hơn 26% tất cả chủ sở hữu điện thoại
28 thông minh tại Trung Quốc hiện là người dùng Huawei, trong khi số người sử dụng Apple là khoảng hơn 21%. Biểu đồ tăng trưởng doanh số smartphone tại Trung Quốc đại lục, từ quý III/2018 đến q III/2020 do Canalys cơng bố:
2.2.6.2. Phân tích rủi ro
Trung Quốc được xem là thị trường đặc biệt khó khăn dành cho Apple do nhiều yếu tố, đặc biệt là do sức cạnh tranh của các ông lớn trong ngành tại thị trường này. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau bằng các công cụ chủ yếu như giá cả, chiến lược kinh doanh và chất lượng dịch vụ.
Về giá cả: Người tiêu dùng ngày nay đều là người có học thức và có đủ cơng cụ
cũng như kiến thức để chi tiêu sao cho số tiền bỏ ra mang về nhiều giá trị nhất. Xu hướng này rất nổi bật tại thị trường đầy tính cạnh tranh như Trung Quốc, nhu cầu tiêu dùng được xếp vào hạng siêu co giãn, tức là một thay đổi nhỏ trong giá sản phẩm cũng mang tác động lớn tới nhu cầu sử dụng sản phẩm nhất định. Nắm được điều này, các doanh nghiệp tung giá bán sát với giá trị sản phẩm để chèn ép các đối thủ ở những thị trường này. Trong khi đó, giá của Apple cho mỗi sản phẩm đều là không hề rẻ, nếu khơng muốn nói là cao ngất ngưởng so với mức thu nhập trung bình của người dân Trung Quốc
Về chiến lược kinh doanh: Các đối thủ như Oppo, Xiaomi, Huawei, HP, Dell, …
luôn tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ đi kèm các chiến lược chi phí thấp, chiến lược đa dạng hóa danh mục sản phẩm,… để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Các hãng này nắm rõ Trung Quốc mặc dù rất đông dân với gần 8 tỷ người nhưng mức thu nhập của người dân chỉ nằm ở mức trung bình nên những sản phẩm có giá thành thấp sẽ được sử dụng phổ biến hơn cả. Điều này làm cho Apple mất đi một lượng lớn thị phần rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh
Về chất lượng dịch vụ: Có ít nhất một lĩnh vực mà Apple vẫn chưa cạnh tranh
trong đó gần như chắc chắn sẽ rất quan trọng đối với thành công lâu dài của họ ở Trung Quốc và các nơi khác, đó là mạng 5G, thế hệ mạng khơng dây siêu nhanh thế hệ thứ năm. Huawei đã ra mắt một số mẫu điện thoại 5G tại Trung Quốc. Nhưng thiết bị 5G của Apple sẽ không ra mắt cho đến tháng 9, điều này tạo ra một khoảng cách lớn để Huawei thu hút nhiều người tiêu dùng trước Apple hơn. Các nhà sản xuất
29 điện thoại thông minh khác của Trung Quốc bao gồm Oppo, Xiaomi, Vivo và ZTE cũng đã ra mắt điện thoại 5G. Và Samsung, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đã tuyên bố hồi đầu tháng này rằng hiện tại họ chiếm hơn một nửa thị trường điện thoại thơng minh 5G tồn cầu, tuy nhiên thị phần này cịn khá thấp tại Trung Quốc.
2.2.6.3. Kiểm sốt rủi ro:
Thị trường cơng nghệ Trung Quốc vốn có tính cạnh tranh vơ cùng khốc liệt giữa các ơng lớn với nhau. Tuy nhiên, Apple vẫn ln duy trì doanh thu và thị phần nằm trong top ở thị trường này.
Chiến lược định vị thương hiệu độc quyền, cao cấp.
Về chiến lược định vị thương hiệu của Apple, hãng sử dụng hệ điều hành độc quyền IOS, chính sự độc quyền này đã tạo nên cho Iphone, Ipad những phần mềm mà chỉ các thiết bị idevice mới có như: imess, facetime. Vì vậy IOS là được xem như phần quan trọng nhất của Apple, và điều khiến cho Apple nổi trội hơn các thương hiệu khác thì đó chính là IOS, hệ điều hành được Apple độc quyền và không chia sẻ cho bất kỳ ai. Nhờ đó hãng cơng nghệ Mỹ có thể từ từ tăng giá trung bình của một chiếc iPhone kể từ năm 2012 và đã tạo ra bước nhảy vọt lớn hơn bình thường vào năm 2018 khi định giá iPhone X ở mức 999 USD. Chiến lược này dường như đang được đền đáp tại thị trường Trung Quốc. Với danh tiếng là một thương hiệu cao cấp, Apple có thể bán được ít điện thoại hơn rất nhiều so với các đối thủ như Vivo, Oppo và Xiaomi, tuy nhiên khi tính trên giá trị đồng đôla của thị trường điện thoại thông minh của Trung Quốc, Huawei vẫn là số 1 với 43% thị phần, nhưng Apple lại đứng thứ hai với 21%. Điều đó có nghĩa là Huawei cần bán gấp đơi số điện thoại tại thị trường quê nhà để kiếm được cùng số tiền bán hàng như Apple.
Xây dựng vị thế độc quyền trong chuỗi cung ứng các thiết bị cơng nghệ cao cấp.
Apple có thể sở hữu những công nghệ, thiết bị mới nhất trước các đối thủ hàng tháng hoặc hàng năm. Và lợi thế này đã giúp cho các sản phẩm của doanh nghiệp khó có thể bị "copy" trong giai đoạn đầu ra mắt. Thời điểm mà mẫu điện thoại iPhone được tung ra thị trường, khơng có bất kỳ một hãng sản xuất nào có thể tung ra thị
30 trường thiết bị có màn hình cảm ứng điện dung nhạy và mượt mà như iPhone. Một ví dụ là các mẫu laptop MacBook của Apple. Không chỉ đẹp về thiết kế, loại vỏ nhôm nguyên khối được sử dụng trên các mẫu MacBook Pro và MacBook Air vẫn là một trong những thành công của Quả táo cắn dở khi Apple được độc quyền các loại vỏ giúp laptop mỏng và vẫn vơ cùng chắc chắn như vậy.
Nhìn chung, Apple đã khiến cho các đối thủ vô cùng khó khăn trong việc cạnh tranh với mình tại thị trường Trung Quốc. Họ có trong tay linh kiện, cơng nghệ mới sớm nhất và lợi thế khác biệt hóa trong hệ điều hành. Không chỉ vượt trội hơn đối thủ bằng sự tuyệt vời trong thiết kế, kinh nghiệm lâu năm và có phần lọc lõi của Steve Jobs trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là sản xuất linh kiện với số lượng lớn, đã thực sự tạo nên một gã khổng lồ mang tên Apple với vị thế độc quyền trong chuỗi cung ứng các thiết bị cơng nghệ cao cấp trong vịng hàng năm trời.