Hạn chế-nguyên nhân

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của APPLE tại THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2016 2020 (Trang 42 - 46)

2.3. Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh của Apple tại thị trường

2.3.2. Hạn chế-nguyên nhân

Qua những rủi ro đã gặp phải ở thị trường Trung Quốc, Apple đã có biện pháp và đưa ra những chính sách để quản lý các rủi ro đó. Song những giải pháp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có hiệu quả cao và một vài rủi ro chưa được Apple chú trọng, quan tâm:

Hạn chế trong quản lý rủi ro chuỗi cung ứng

Để tránh tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Apple đã có tính đến kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam và Ấn Độ. Nhưng việc Apple đã thất bại trong đa dạng địa điểm sản xuất ra ngoài Trung Quốc khiến Apple quá phụ thuộc vào đất nước này. Trong khi đó, mức lương trung bình ở đất nước này ngày càng tăng, và là nơi đối thủ Huawei có lợi thế cạnh tranh hơn trong thị trường nội địa của mình.

38 Ngun nhân do chuỗi cung ứng có quy mơ lớn và hồn chỉnh này vốn giữ vai trị quyết định với sự phát triển và thành cơng của Apple. Từ đó đã tạo ra một hệ thống quá lớn rất khó để chuyển sang một nơi nào khác. Hơn nữa, quá trình dịch chuyển sản xuất quá phức tạp và tốn kém chi phí khiến cho Apple khơng thể làm nhanh được. Theo các chuyên gia, những thị trường mới như Việt Nam hay Ấn Độ, dù có lợi thế lao động rẻ, ổn định nhưng còn nhiều yếu tố chưa đáp ứng được chuỗi cung ứng của Apple, điển hình như thực tế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, chuỗi cung ứng toàn ngành chưa mạnh, chưa phong phú, chất lượng nhân cơng chưa cao…Vì vậy, phải mất nhiều năm nữa những nhà máy này mới có thể đảm đương việc sản xuất hàng chục triệu Iphone cho thị trường Mỹ và cung ứng cho toàn thế giới. Thứ hai là do sự chậm trễ của Apple khi nhận ra rủi ro của việc mở rộng sản xuất ở Trung Quốc. Trong khi đó, Samsung đã nhận ra điều này sớm hơn, sau khi mở rộng sản xuất tại Trung Quốc vào thập niên 1990, từ năm 2008, Samsung đã bắt đầu xây dựng cơ sở sản xuất ở Việt Nam.

Một thực tế khác là dù các đối tác của Apple đã tốn hàng tỷ USD để xây dựng cơ sở và kế hoạch mở rộng sản xuất ở những nơi khác ngoài Trung Quốc, nhưng đến nay, Apple vẫn phải quay về Trung Quốc làm iPhone. Nguyên nhân được cho là do dịch bệnh Covid-19 bất ngờ bùng phát mạnh trở lại ở khu vực Đông Nam Á, nhiều nhà máy tại Ấn Độ, Việt Nam đã phải dừng hoạt động khiến tiến độ sản xuất, ra mắt iPhone của Apple bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khơng chỉ có sản xuất bị ngưng trệ, thách thức lớn khác đáng chú ý là các nhà máy sản xuất iPhone khác của Apple ngồi Trung Quốc cũng địi hỏi chi phí vận chuyển vật liệu điện tử tăng cao. Chi phí hậu cần từ nhà máy nguyên liệu ở Trung Quốc sang Ấn Độ cùng với việc các nhà máy bị giảm sản lượng nghiêm trọng do dịch bệnh là nguyên nhân chính khiến Apple tiếp tục quay lại Trung Quốc.

Hạn chế trong quản lý rủi ro chính trị

Trước những chính sách bất lợi của chính phủ Trung Quốc, Apple khơng có phản ứng để quản lý rủi ro này dẫn đến hậu quả đáng tiếc là bị buộc đóng cửa dịch vụ iTunes Movies và iBooks vào tháng 4/2016.

39 Ngồi ra, Apple cũng đã nhượng bộ chính phủ Trung Quốc, với những yêu cầu về luật an ninh mạng nên công ty đã xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu người dùng để được tiếp tục cung cấp dịch vụ tại đây. Nhưng điều này khiến công ty sẽ phải đối mặt với rủi ro khác là dữ liệu của khách hàng có nguy cơ bị đánh cắp và chia sẻ.

Hạn chế trong quản lý rủi ro từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Sản phẩm của Apple mang tính cá biệt hóa cao nhưng lại khó cạnh tranh với những hãng khác vì giá thành sản phẩm quá cao và tập trung chủ yếu vào những khách hàng giàu có. Nguyên nhân chủ yếu là do các thiết kế độc đáo mà chi phí nghiên cứu, sản xuất cao và Apple rất chú trọng đầu tư vào R&D.

Trong khi các đối thủ như Huawei và Xiaomi cung cấp một loạt mẫu điện thoại chất lượng với nhiều mức giá khác nhau, trong đó có phân khúc giá rẻ và tầm trung. Hơn nữa, các doanh nghiệp nội địa này còn được ưu ái hơn từ Chính phủ nước họ. Hiện tại, Apple liên tục bị Huawei vượt mặt và chỉ xếp thứ 5 với thị phần 5-8% tại thị trường này.

Mặc dù đã có chính sách giảm giá một số sản phẩm để kích cầu nhưng giá vẫn khá cao so với mặt bằng chung của thị trường trong nước. Do đó, chưa bù đắp đáng kể được phần doanh thu sụt giảm do iPhone khơng bán chạy.

Ngồi ra, hệ điều hành độc quyền IOS khơng tương thích với các thương hiệu khác đôi khi gây trở ngại cho người tiêu dùng. Một trong những điểm yếu của Apple là cơng ty duy nhất có thể tạo ra các sản phẩm với hệ điều hành của họ (OSX và iOS). Thực tế là họ cung cấp một dòng sản phẩm đơn giản, và người dùng nhận được các tính năng tích hợp rất hạn chế của sản phẩm so với việc sử dụng các hệ thống khác. Từ máy tính xách tay, hệ điều hành Mac cho đến điện thoại thông minh, các sản phẩm này được thiết kế mà chúng không phải phụ thuộc vào phần mềm hoặc phần cứng. Dù có sự tương thích hạn chế giữa các sản phẩm của Microsoft, hoặc Google, Apple đang cố gắng giảm hơn nữa sự hiện diện của chúng trong hệ sinh thái. Trước sự vi phạm dữ liệu của Facebook, hãng đang cố gắng chứng minh thêm hệ thống của mình chống lại phần mềm và phần cứng của các nhà sản xuất khác để mang đến cho người tiêu dùng một trải nghiệm an toàn và liền mạch.

40 Apple chưa thực sự quan tâm đến vấn đề kiện tụng pháp lý:

Mặc dù đã gặp phải một số tranh chấp kiện tụng pháp lý về bản quyền, vi phạm quy chế, … dẫn đến những thất bại như mất thương hiệu Ipad tại Trung Quốc, bị cấm bán các mẫu từ iPhone 6S đến iPhone X tại thị trường này. Song Apple vẫn chưa chú trọng và chưa có những chính sách để quản lý rủi ro này.

Hạn chế trong quản lý rủi ro về nhân sự

Để hạn chế những biến động và thay đổi trong nhân sự, đảm bảo sự ổn định bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất được trơn tru. Apple đã có chính sách tăng tiền thưởng và tiền lương cho nhân viên, tuy nhiên, điều này gây ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của công ty, làm cho ngân sách công ty bị thâm hụt.

Trước những biến động của dịch Covid-19, Apple quản lý rủi ro chưa tốt khi không ủng hộ nhân viên làm việc tại nhà mà vẫn đưa ra dự kiến yêu cầu nhân viên quay trở lại văn phòng làm việc dẫn đến sự phản đối từ nhiều nhân viên.

41

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO HIỆU QUẢ CỦA APPLE TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

3.1. Giải pháp hạn chế rủi ro từ mơi trường kinh tế - chính trị

Mặc dù chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ tạo rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của Apple, khiến người dân Trung Quốc tẩy chay hàng Mỹ, nhưng vẫn có những lý do chính đáng khiến chính phủ Trung Quốc khơng muốn đánh địn quá mạnh vào Apple, và công ty có thể tận dụng những lý do này để đưa ra giải pháp cho hoạt động kinh doanh của mình.

Apple hiện đang tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân Trung Quốc và đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế nước này. Công ty nên tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế của mình, bằng cách mở rộng quy mơ lao động, nâng cao chất lượng tay nghề và mức đãi ngộ cho nhân viên. Đồng thời, Apple cũng nên tham gia vào những dự án phát triển cộng đồng, đóng góp và cố gắng trở thành một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế địa phương; đồng thời, đóng vai trị như một “Nhà vận động hành lang” thúc đẩy mối quan hệ giữa chính quyền hai nước, và có thể đạt được sự ủng hộ từ lãnh đạo Trung Quốc.

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của APPLE tại THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2016 2020 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)