Rủi ro từ tranh chấp kiện tụng pháp lý

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của APPLE tại THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2016 2020 (Trang 35 - 37)

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Apple tại thị trường

2.2.7. Rủi ro từ tranh chấp kiện tụng pháp lý

2.2.7.1. Nhận dạng rủi ro

Là một nước có nền văn hố phát triển, khác biệt rất lớn so với văn hoá phương Tây, Apple cũng rất dễ vướng vào các cuộc tranh cãi khi những ẩn ý trong quảng cáo có thể dẫn tới các hiểu nhầm, nặng nề hơn là vướng vào kiện tụng. Các từ ngữ được sử dụng trong quảng cáo cũng cần hết sức thận trọng và tuân thủ theo luật pháp Trung Quốc.

Tranh chấp pháp lý của Apple ở Trung Quốc vốn diễn ra rất thường xuyên với một loạt các vụ kiện về Mac os, Siri, vi phạm sáng chế, … và rủi ro này vẫn ln có thể xảy đến khi mà Apple vẫn đang vướng phải các cáo buộc và cả những tranh chấp chưa đến hồi kết.

2.2.7.2. Phân tích rủi ro

Các rủi ro tranh chấp kiện tụng – pháp lý là một điều mà các công ty cần hết sức thận trọng để tránh mắc phải trong q trình kinh doanh. Là một hãng cơng nghệ lớn với quy mơ kinh doanh tồn cầu, Apple cần phải thật cẩn trọng tuân thủ luật pháp ở mỗi một thị trường của mình. Với một thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc, doanh thu tại thị trường này chiếm gần 20% tổng doanh thu của doanh nghiệp vào quý IV/2020, việc tránh các rủi ro tranh chấp kiện tụng – pháp lý lại càng quan trọng.

31 Là một hãng công nghệ lớn, các bằng sáng chế, thương hiệu cũng như bản quyền tài sản trí tuệ vơ cùng quan trọng với doanh nghiệp. Đây là những giá trị cốt lõi của sản phẩm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các tài sản trên là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, do hệ thống luật sở hữu trí tuệ vẫn cịn nhiều khác biệt và bất cập giữa các quốc gia, dẫn đến các tranh chấp về bản quyền vẫn diễn ra thường xuyên. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến rủi ro về tranh chấp kiện tụng – pháp lý giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và Apple.

Apple đã từng thua kiện tại Trung, và bị ảnh hưởng nặng nề về tên thương hiệu, bản quyền, thậm chí nếu cứ tiếp tục thua kiện trong các vụ tranh chấp về bằng sáng chế, có khả năng nhà Táo sẽ bị cấm kinh doanh các sản phẩm cơng nghệ của mình. Apple từng dính phải vụ lùm xùm về bản quyền với Qualcomm. Họ đã thua trong vụ kiện về vi phạm bằng sáng chế tại một tòa án Trung Quốc. Tòa án đã ra phán quyết và cuối cùng đã cấm bán các mẫu từ iPhone 6s đến iPhone X. Đây là những dòng sản ơhaamr mang lại doanh thu và ảnh hưởng lớn nhất của hãng. Việc cấm bán này ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh doanh bấy giờ tại Trung, đứng trước nguy cơ mất đi một thị trường đầy màu mỡ và vơ cùng quan trọng. Có thể thấy Apple là người ở thế bị động trong việc bị tẩy chay và lệnh cấm bán này, mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ yếu tố chính trị.

Hay như việc Apple thất bại trong việc tranh chấp thương hiệu iPad tại Trung và phải chi 60 triệu đô la để dàn xếp quyền sử dụng thương hiệu. Vậy nên chắc hẳn đội ngũ nhân sự cơng ty càng cần phải làm việc tích cực và cẩn thận để khơng mắc phải các sai lầm, bảo vệ thành quả nghiên cứu và phát triển của cả công ty qua hàng chục năm.

2.2.7.3. Quản trị rủi ro

Rủi ro tranh chấp kiện tụng- pháp lý có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như đánh mất thương hiệu, bản quyền các bằng sáng chế, … vốn vô cùng quan trọng đối với một hãng cơng nghệ như Apple. Vì vậy, cơng ty cần kiểm sốt rủi ro này thất tốt nếu muốn ngày càng phát triển. Apple đã tiến hành một loạt các biện pháp quản trị rủi ro như liên kết với một số văn phòng luật lớn ở Trung Quốc, cẩn thận hơn về

32 việc đăng ký bản quyền sáng chế, bổ sung đội ngũ nhân sự người Trung vốn hiểu rõ văn hoá và pháp luật bên Trung vào bộ máy quản lý.

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của APPLE tại THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2016 2020 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)