CHƯƠNG 1 : XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng mơ hình thẻ điểm cân bằng
2.2.3.4. Phương diện học tập và phát triển
Phương diện học hỏi và phát triển là nền tảng mà doanh nghiệp cần phải xây dựng để đạt được sự phát triển bền vững trong dài hạn. Thực hiện tốt các mục tiêu và thước đo trong phương diện học hỏi và phát triển sẽ thúc đẩy việc cải thiện các mục tiêu, thước đo của phương diện kinh doanh nội bộ và phương diện khách hàng, đồng thời cũng là động lực để đạt được kết quả tốt trong phương diện tài chính (Kaplan and Norton, 1996).
Phương diện học hỏi và phát triển giúp tổ chức cải thiện các nguồn lực liên quan đến tài sản vơ hình, đó là: Nguồn nhân lực, hệ thống cơng nghệ thơng tin, văn hóa và sự gắn kết trong tổ chức (Kaplan et al, 2012).
Mục tiêu của phương diện này là nâng cao năng lực của nhân viên, gia tăng sự hài lòng của nhân viên và đồng thời cải tiến năng lực của hệ thống thông tin.
Thước đo phương diện đào tạo và phát triển:
✓ Năng suất của nhân viên: Đo lường kết quả bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng số nhân viên.
✓ Mức độ hài lòng của nhân viên: Để đo lường mức độ hài lòng của nhân viên cần phải thông qua những cuộc khảo sát hàng năm với thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 2.4: Các thước đo phương diện học hỏi và phát triển
Số năm làm việc trung bình Chất lượng của mơi trường làm việc Tỷ lệ phần trăm nhân viên có bằng cấp
cao
Năng suất của nhân viên Nâng cao sức khỏe Các đề xuất cải tiến của nhân viên Các giờ đào tạo Sự hài lòng của nhân viên Tỷ suất năng lực Sự tham gia của nhân viên vào chương
trình cổ phiếu
Sự hồn thành đánh giá kết quả
Tỷ lệ phần trăm nhân viên có máy tính Chỉ số động lực Sự vi phạm đạo đức
(Nguồn: Kaplan et al, 2012)