CHƯƠNG 1 : XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty
4.3.1. Giải pháp về phương diện tài chính
Tài chính là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của Công ty, mọi hoạt động của Công ty đều nhằm đạt được mục tiêu này. Như đã phân tích ở Bảng 4.1 các chỉ tiêu của phương diện tài chính của Cơng ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa đều đạt được mục tiêu tăng trưởng theo chiến lược đề ra, nguyên nhân chủ yếu là do đạt doanh thu tăng thêm, do chi phí giá vốn tăng mạnh và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng cao, nhưng tốc độ tăng thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Để đạt được mục tiêu tài chính, Cơng ty cần tiến hành ba nhóm giải pháp chính:
- Tăng doanh thu - Tăng lợi nhuận
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. ❖ Giải pháp tăng trưởng doanh thu:
Chủ động triển khai các dự án, hạng mục đầu tư thiết bị phục vụ nhiệm vụ SXKD và hoạt động quốc phòng đảm bảo đúng pháp luật, tiến độ. Nghiên cứu, tính tốn hiệu quả và tham gia các hoạt động đầu tư trong Công ty thành viên nhằm đảm bảo doanh thu và thu nhập cho người lao động. Từng bước đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện đại hóa cơ sở vật chất trong Công ty.
❖ Giải pháp tăng lợi nhuận
Để có thể tăng lợi nhuận cần phải kiểm sốt chi phí hiệu quả. Để làm được điều này, Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa cần phải thực hiện một số giải pháp kiểm sốt chi phí nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu:
Cắt giảm các khoản chi phí khơng mang lại lợi ích thiết thực, sử dụng tiết kiệm chi phí quản lý như sử dụng tiết kiệm văn phòng phẩm, vật rẻ mau hỏng, tắt các thiết bị điện không cần thiết như đèn chiếu sáng, máy lạnh khi khi đi ra ngồi cơng tác, mua sắm và sử dụng hợp lý trang thiết bị văn phòng.
Nâng cao năng suất lao động bằng cách rà sốt lại cơng tác tổ chức nhân sự để bố trí nhân sự phù hợp với năng lực, sở trường công tác để nâng cao hiệu quả công việc. Sử dụng tối đa nguồn nhân lực và chun mơn hóa nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động, không phải tuyển thêm nhân sự hoặc chỉ tuyển thêm một số ít khi có phát sinh thêm dự án mới.
❖ Giải pháp về đầu tư, phát triển
Tiếp tục bám nắm các cơ quan chức năng có thẩm quyền đảm bảo vốn ngân sách để thực hiện các dự án đầu tư lớn theo kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm (giai
đoạn 2021-2025) để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và sản xuất. Chủ động, khẩn trương, tích cực cùng các đối tác thực hiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng sau khi chủ trương được thông qua đảm bảo đúng pháp luật.
Tiếp tục đầu tư phát triển trang bị hiện đại, đồng bộ, thay thế dần các thiết bị cũ, đi đôi áp dụng công nghệ quản lý khai thác tiên tiến. Đầu tư mới các trang thiết bị đặc thù như: Hệ thống phun cát, phun sơn, máy tiện băng dài, máy uốn tôn, máy hàn công nghệ cao, hệ thống xe nâng, xe cẩu…nhằm nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian sửa chữa, dự kiến kinh phí khoảng 1-1,5 tỷ/năm. Tập trung cao cho việc sửa chữa các tàu chuyên dụng, tàu hàng, tàu phục vụ nhiệm vụ Quốc phòng an ninh trên biển, tàu biển có tính năng kỹ thuật phức tạp. Dự kiến năm 2024, nâng cấp sửa chữa Đốc nổi 9202 với tổng giá trị 23 tỷ đồng.
Bám nắm cơ quan cấp trên để triển khai đầu tư 01 cẩu bờ RTG6+1 phục vụ làm hàng tại Cảng Cát Lái; Nghiên cứu, tìm hiểu, đề xuất phương án để tham gia đầu tư thiết bị làm hàng tại Cụm cảng Cái Mép trong năm 2022, 2023 và những năm tiếp theo đồng thời tìm hiểu các dự án mới của Tổng Cơng ty để tham gia đầu tư trong điều kiện cho phép.
Trên cơ sở trang thiết bị hiện có, từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị bốc xếp vận chuyển hàng hóa từ cầu cảng xuống tàu theo hướng cơ giới hóa - hiện đại hóa. Cơng ty đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống cảng hiện hữu, cơ sở hạ tầng; từng bước hình thành căn cứ cung ứng cho các hoạt động khai thác dầu khí tại khu cực TP Vũng Tàu; tính tốn hiệu quả để đầu tư 01-02 cẩu bờ có tải trọng 25 tấn/cẩu và 02 xe nâng phục vụ làm hàng rời tại cảng 3.000 tấn.
Rà soát, quy hoạch lại các hệ thống kho, bãi trong cảng để xây dựng phương án kinh doanh, đầu tư nâng cấp để đảm bảo tính sản xuất liên tục. Hướng tới xây dựng hệ thống kho 2 tầng để tiếp nhận hàng hóa trung chuyển trong khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tiếp tục đầu tư và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) vào trong quản lý, điều hành như: Phần mềm quản lý GDCT - thư viện chính trị, Phần mềm Shipcontractor (triển khai bản vẽ),.... Năm 2021, nhanh chóng ứng dụng CNTT thực hiện hóa đơn điện tử để kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Nghiên cứu, mở các văn phịng đại diện của Cơng ty ở khu vực Cụm cảng Tân cảng Cái Mép, Hải phòng hoặc khu vực kinh tế trọng điểm (sau năm 2021).
❖ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính, tránh tình trạng mất khả năng thanh tốn, thiết lập lại cơ cấu vốn vững mạnh, cung cấp đầy đủ vốn và dòng tiền để tài trợ cho sự tăng trưởng trong tương lai và các hoạt động thường xuyên tại đơn vị. Làm tốt công tác kiểm tra, quản trị tài chính, giám sát tài chính; tăng cường quản trị tài chính xun suốt từ Cơng ty đến các Xí nghiệp thành viên.
Đẩy mạnh hiệu quả nghiên cứu phân tích, dự báo, đánh giá tình hình tài chính và hoạch định chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn.
Xây dựng quy chế tài chính, quy chế quản lý nợ phù hợp, gắn trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện nhiệm vụ mua sản phẩm/dịch vụ, bán sản phẩm/dịch vụ, thu và sử dụng vốn. Rà soát nợ thường xuyên để kịp thời thu hồi các khoản công nợ theo thỏa thuận, tạo nguồi tài chính mạnh cho cơng ty.
Xây dựng và kiện toàn hệ thống văn bản của Cơng ty về lĩnh vực tài chính, kế tốn phù hợp với mơ hình của Cơng ty đúng quy định của pháp luật.
Cân đối và thu xếp đủ vốn cho hoạt động SXKD, hoạt động thường xuyên và các dự án đầu tư khi có chủ trương của trên. Tập trung vốn cho các lĩnh vực SXKD chính. Tìm kiếm các nguồn vốn hợp tác đầu tư kết hợp với việc tăng cường công tác đánh giá hiệu quả, kiểm soát chặt chi phí đầu tư dự án; đẩy mạnh mơ hình liên doanh, liên kết với các đối tác có tiềm lực tài chính lớn để đảm bảo nguồn vốn triển khai và khai thác hiệu quả các dự án đầu tư.
Tăng cường công tác thu hồi cơng nợ, tập trung vào các khách hàng có doanh thu lớn, công nợ cao (đặc biệt là các dự án, sản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước) bằng các chính sách đẩy nhanh hồ sơ quyết toán, rà sốt từng hạng mục cơng việc,…Đối với các khách hàng dịch vụ cung ứng nhiên liệu, tập trung rút ngắn thời gian quyết tốn lơ hàng, xuất hố đơn thu hồi cơng nợ đúng hạn. Phấn đấu đến năm 2022, tỷ lệ thu hồi công nợ đạt 80% đối với dự án, sản phẩm sử dụng ngân sách; 90% đối với khách hàng dịch vụ cung ứng nhiên liệu và dịch vụ dầu khí, hạn chế cơng nợ khó địi.
Dần dần tách bạch hệ thống tài chính, kế tốn giữa hoạt động SXKD và hoạt động quân sự - quốc phịng. Xây dựng các chính sách tài chính, kế hoạch tài chính hàng năm, trung hạn và dài hạn.
toán, kiểm tra, rà sốt các nội dung trong cơng tác tài chính của đơn vị.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính, đáp ứng nhanh, kịp thời, chính xác thơng tin hỗ trợ cho việc ra quyết định. Kiểm tra, rà sốt tồn bộ hệ thống cơng tác tài chính giữa Cơng ty với các Xí nghiệp thành viên, các cơ quan để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.
Rà soát các quy chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để minh bạch các chi phí và chi phí hợp lý.
* Vốn điều lệ: Dự kiến tăng lên 450 tỷ đồng.