Thuận lợi, khó khăn trong quá trình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Học phần KINH TẾ THƯƠNG MẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

II. Hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU 1 Tầm quan trọng của việc xuất khẩu cà phê Việt Nam sang

2. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU

1. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu cà phê Việt Nam sang

thị trường EU

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đem lại nhiều giá trị kinh tế xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ đứng sau gạo. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này chiếm khoảng 20- 25% tương đương mang lại trên 500 triệu USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nơng sản của cả nước.

Hiện nay cà phê đang nắm những vai trò quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam và thị trường xuất khẩu chủ yếu là thị trường EU, trong đó cà phê có mặt ở hầu hết các nước là thành viên chính của EU với sản lượng xuất khẩu lớn đã đem lại giá trị kim ngạch góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

2. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình xuất khẩu cà phêViệt Nam sang thị trường EU Việt Nam sang thị trường EU

Liên minh Châu Âu EU là một khối liên kết chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay. Đây là một khu vực phát triển kinh tế ổn định có đồng tiền riêng khá vững chắc. Vì thế đây là một thị trường xuất khẩu rộng lớn khá ổn định do đó việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hố nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng sang khu vực này.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có được sự tăng trưởng ổn định về kim ngạch và thu được nguồn ngoại tệ lớn mà khơng sợ xảy ra tình trạng khủng hoảng xuất khẩu:

- EU đang có sự chuyển hướng chiến lược sang Châu Á. Việt Nam nằm trong khu vực này nên có vị trí quan trọng trong chiến lược mới của EU. EU tăng cường đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam, ngày càng dành ưu đãi cho Việt Nam trong hợp tác phát triển kinh tế, là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam tìm kiếm thị trường lớn cho mình. - Thị trường EU có u cầu lớn, đa dạng và phong phú về

mặt hàng cà phê như chất lượng cà phê, mẫu mã cà phê, hương vị cà phê, độ an tồn của mặt hàng cà phê...Vì thế tạo cho Việt Nam có một phong cách làm sao để sản phẩm đáp ứng u cầu. Do đó nâng cao trình độ tay nghề cho người sản xuất, nâng cao trình độ quản lý trong việc chế biến, kinh doanh xuất khẩu cà phê.

- EU là một liên minh nhiều nước có chính sách thương mại chung, có đồng tiền thanh tốn chung. Do đó hàng hố xuất khẩu sang bất cứ quốc gia nào cũng tn theo chính sách chung đó. Như vậy sẽ dễ dàng thuận lợi hơn rất nhiều so với việc xuất khẩu sang từng nước có chính sách thương mại riêng.

2.2. Khó khăn

Mặc dù có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu cà phê sang thị trường EU nhưng Việt Nam cũng khó có thể tránh khỏi những khó khăn sau đây:

- EU gồm 27 thành viên, sẽ có 27 nền văn hoá khác nhau. Mặc dù là một thị trường chung tuy nhiên mỗi quốc gia lại có một sự thưởng thức cà phê khác nhau địi hỏi có nhiều loại cà phê khác nhau. Làm sao dung hồ được thị trường đó là một điều hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê EU là một thành viên trong tổ chức Thương mại thế giới có chế độ nhập khẩu cà phê chủ yêu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này.

- EU là một thị trường có mức thu nhập cao lại có chính sách bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ do đó đặt ra những rào cản về kỹ thuật rất lớn. Có thể nói đây là một thị trường rất khó tính vì thế để xuất khẩu thành công vào thị trường này doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải vượt qua các hàng rào về kỹ thuật. Điều này rất khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vì năng lực tài chính cịn nhỏ, điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiêu. Hơn nữa cà phê chủ yếu là sản xuất phân tán, chưa có một định chuẩn chung trong việc chăm sóc, chế biến, cũng như bảo quản cà phê. Do đó rất khó khăn trong việc thống nhất về chất lượng giá cả, cũng như các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh cho sản phẩm cà phê.

- Việc tự do hoá về thương mại, đầu tiên trên thế giới khiến cho Việt Nam phải đương đầu với nhiều thách thức như sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, chất lượng. Vì thế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy được những lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, thương hiệu để được thị trường này chấp nhận. Hiện nay ta có nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng, do đó cạnh tranh trên thị trường EU đòi hỏi ta phải cạnh tranh được với các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu như Brazil, Indonesia,... Tóm lại EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cà phê rất cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng EU nổi tiếng là khó tính về mẫu một, thị hiếu. Khác với Việt Nam nơi giá cả có vai trị quyết định trong việc mua hàng. Đối với phần lớn người dân EU thì “thời trang” là một trong những yếu tố quyết định. Chỉ khi các yếu tố chất

lượng thời trang và giá cả hấp dẫn thì khi đó sản phẩm mới có cơ hội bán được trên thị trường EU.

Một phần của tài liệu Học phần KINH TẾ THƯƠNG MẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w