Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Học phần KINH TẾ THƯƠNG MẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 43 - 47)

III. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU trong những năm gần đây

2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong những năm gần đây

sang thị trường EU trong những năm gần đây

Hiện nay Việt Nam xuất khẩu tới hầu hết các thị trường trên thế giới với mức sản lượng xuất khẩu lớn. Vị thế của cà phê ngày càng được nâng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng cà phê và không chạy theo số lượng như trước đây.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đối lớn tại thị trường EU: Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%,…

2.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.2.1. Những tồn tại khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Cà phê Việt Nam có hương vị thơm ngon hơn so với các nước xuất khẩu cà phê tuy nhiên chất lượng cà phê của Việt Nam chưa cao như tỷ lệ hạt non lép, đen, vỡ cao hơn quy định của tổ chức cà phê thế giới (ICO). Chất lượng cà phê của Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Chất lượng cà phê lại khơng đồng đều, đặc biệt cà phê bị loại thải cịn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số cà phê bị loại thải của thế giới. Điều này không những gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà cịn làm giảm uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thế giới nếu khơng có giải pháp khắc phục.

Các sản phẩm cà phê của Việt Nam còn đơn điệu, xuất khẩu chủ yếu vẫn là cà phê Robusta sơ chế cịn có nhiều tạp chất như bụi bám, vỏ quả cà phê, cùi cà phê… chưa được sàng lọc trong q trình chế biến, bên cạnh đó cịn có cà phê Robusta nhân sống, điều này làm cho giá trị xuất khẩu hiệu quả kinh tế thấp không tuơng xứng với tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam.

Một trong những nguyên nhân khiến cà phê Việt Nam có chất lượng thấp là do công nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó nơng dân có thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn cả trái chín lẫn xanh. Vì thế, ngay cả khi cơng nghệ sơ chế tốt thì cà phê hạt xuất khẩu của Việt Nam vẫn kém hơn các nước khác.

Khâu đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn kém. Việc đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện được mô tả đơn giản hơn hẳn tập quán quốc tế, và lại tồn tại đã 10 năm nay. Ngồi ra, người nơng dân cịn chưa có ý thức tạo sản phẩm tốt, sản phẩm tốt hay xấu đều bán được cho các cơ sở chế biến mà giá cả không chênh lệch.

Một trong những nguyên nhân khác là kỹ thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt, tình trạng thu hái đồng loạt cả quả xanh, quả non còn khá phổ biến; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Các vấn đề nấm mốc, dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm đến nay vẫn chưa được các cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp nhắc đến.

Nhìn chung với tiềm lực về nhân công, về điều kiện tự nhiên như của nước ta hiện nay thì thực trạng của hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê là còn chưa tương xứng. Chính vì thế mà việc thúc đẩy họat động xuất khẩu cà phê trong điều kiện đất nước hội nhập như hiện nay là một việc rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Học phần KINH TẾ THƯƠNG MẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w