Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Học phần KINH TẾ THƯƠNG MẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 31 - 35)

II. Hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU 1 Tầm quan trọng của việc xuất khẩu cà phê Việt Nam sang

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU

Việt Nam sang thị trường EU

Hoạt động trên thị trường thế giới các quốc gia sẽ gặp nhiều rủi ro vì mơi trường cạnh tranh khốc liệt và xa lạ. Hoạt động xuất khẩu cũng không nằm trong xu thế đó. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu như:

3.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vốn, lao động, công nghệ

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu và là yếu tố bên trong cấu thành nên sản phẩm (Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến đầu vào của hoạt động sản xuất). Quốc gia nào có tài ngun phong phú thì sẽ có thế mạnh và tiềm năng để phát triển hoạt động xuất khẩu.

Cây cà phê là thế mạnh của Việt Nam và chúng ta đã nắm bắt được lợi thế đó, nhờ có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi và đất đai màu mỡ, phì nhiêu nên đã tạo điều kiện cho các giống cà phê phát triển tốt. Hiện nay, có rất nhiều cơng nghệ tiên tiến ra đời tạo cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Khoa học cơng nghệ tác động làm tăng hiệu quả của công tác xuất khẩu của doanh nghiệp, thơng qua tác động vào các lĩnh vực bưu chính viễn thơng, vận tải hàng hố, cơng nghệ ngân hàng,... Ngược lại nếu quốc gia không nắm bắt, cập nhật những công nghệ tiên tiến hiện đại áp dụng vào sản xuất thì sẽ có nguy cơ tụt hậu. Những cơng nghệ tiên tiến ra đời càng đẩy khoảng cách giữa các quốc gia đi xa hơn.

3.2. Chính sách tỉ giá hối đối

Tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của quốc gia khác. Trong bn bán quốc tế đồng tiền thanh tốn thường là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên. Do vậy, khi đồng tiền làm phương tiện thanh tốn biến động thì lợi ích của một trong hai bên sẽ bị thiệt hại. Khi tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá hàng hoá xuất khẩu trở nên đắt đỏ, sức cạnh tranh của hàng hố đó trên thị trường thế giới bị giảm dẫn đến hoạt động xuất khẩu bị thu hẹp. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, tức đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ thì sẽ

tăng hoạt động xuất khẩu.

3.3. Hạn ngạch và các tiêu chuẩn kĩ thuật

Hạn ngạch là quy định của nhà nước về lượng hàng hóa tối đa được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với một thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. Hạn ngạch thường dùng để tránh tình trạng cung vượt quá cầu gây

thiệt hại cho nhà sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. Được áp dụng với các hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ bị cạn kiệt hoặc gây ơ nhiễm môi trường. Xuất phát từ các nhu cầu thực tế của đời sống, nhu cầu về vệ sinh an toàn, chất lượng, … Một loạt các hệ thống tiêu chuẩn được đưa ra bao gồm các qui định về bao bì, đóng gói vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh phịng dịch bệnh,… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu vì hàng hóa muốn xâm nhập vào thị trường phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của nước nhập khẩu và các mức tiêu chuẩn của mỗi quốc gia là khác nhau.

3.4. Các yếu tố về thế chế chính trị - kinh tế - xã hội

Chính trị có ổn định thì mới tạo đà cho kinh tế phát triển. Yếu tố này là nhân tố khuyến khích hoặc thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hố và dịch vụ. Mơi trường chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng sản xuất kinh doanh từ đó thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nước mình, do vậy phải có sự hiểu biết nhất định về những yếu tố này để tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động xuất khẩu Quốc gia xuất khẩu chỉ có thể thành cơng trên thị trường quốc tế khi có sự hiểu biết nhất định về phong tục, tập quán, thị hiếu, thói quen mà điều này lại có sự khác biệt ở mỗi quốc gia. Do vậy hiểu biết về mơi trường văn hố sẽ giúp ích trong việc quốc gia thích ứng được với thị trường để từ đó có chiến lược đúng đắn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.

Ngồi ra cịn có các yếu tố cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam như:

- Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng - Sức ép người cung cấp

- Sức ép người tiêu dùng

- Sự đe doạ của các sản phẩm thay thế - Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành

Một phần của tài liệu Học phần KINH TẾ THƯƠNG MẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w