Xây dựng thương hiệu nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Học phần KINH TẾ THƯƠNG MẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 53 - 54)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU cho doanh nghiệp Việt Nam

1. Xây dựng thương hiệu nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng

dùng

Xây dựng thương hiệu và kể chuyện về sản phẩm là những công cụ cần thiết để hỗ trợ tiếp thị các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm cho thị trường rộng lớn như EU. Đây là thị trường có mức thu nhập khá cao, cái mà thị trường này cần đó là thương hiệu gắn với chất lượng chứ khơng phải là giá cả. Vì thế ta làm sao để có các thương hiệu nổi tiếng cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng của thế giới như: Nestle, Kraft Foods, Saralee, Tchibo, P&G Larazza,…

Người dân châu Âu rất kỹ càng về chất lượng cũng như thương hiệu sản phẩm về cà phê. Vì vậy doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết về vùng hoặc xuất xứ trồng cà phê, giống, phẩm chất, kỹ thuật sau thu hoạch và chứng nhận cà phê. Nếu cho biết lịch sử của doanh nghiệp, trang trại trồng cà phê và niềm đam mê, tâm huyết của những người làm việc tại đó… có thể là các yếu tố làm cho cơng ty và sản phẩm cà phê trở nên độc đáo và có một mức độ tin tưởng nhất định đến từ người tiêu dùng châu Âu.

Khi xuất khẩu cà phê vào thị này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm bắt được nhu cầu của từng thành viên trong EU như thích cà phê dạng bột hay cà phê rang xay, cà phê tan thì tỉ lệ đường, sữa, cà phê như thế nào thì hợp lý,... Tuy nhiên cũng phải tìm hiểu đặc điểm của thị trường chung này như quy định với chủng loại cà phê,

giá cà phê, độ an tồn của cà phê,… Để từ đó có biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường này.

Một phần của tài liệu Học phần KINH TẾ THƯƠNG MẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w