Cơ sở đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ bà rịa vũng tàu (Trang 66 - 70)

6. Kết cấu của Tiểu luận

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu

3.1.1. Chiến lược phát triển đào tạo nghề của Việt Nam đến 2030 và định hướng của trường trong thời gian sắp tới

3.1.1.1. Chiến lược phát triển đào tạo nghề của Việt Nam đến 2030

Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, nhiều chuyên gia về lĩnh vực này đã có nhiều ý kiến, trong đó thống nhất một số quan điểm chung về: Công tác tiếp cận xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp, kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam; quan điểm, mục tiêu và các đột phá chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030..

- Đẩy mạnh phát triển dạy nghề theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 2020-2025: hệ thống GDNN ước tính trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tuyển sinh khoảng 19,8 triệu người. Trong đó, trình độ sơ cấp nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 16,620 triệu người, trình độ trung cấp là 1,85 triệu người, trình độ cao đẳng là 1,35 triệu người. Trong số này, ít nhất 85% số người sau khi học nghề có việc làm đúng nghề và trình độ đào tạo hoặc làm việc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% trong tổng lực lượng lao động, trong đó 35% có văn bằng, chứng chỉ.

+ Giai đoạn 2025-2030: tuyển sinh hàng năm đạt 6,3 triệu người; trong cả giai đoạn 2025-2030 tuyển sinh khoảng 29,1 triệu người; trong đó trình độ sơ cấp nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 25,4 triệu người, trình độ trung cấp là 2,225 triệu người, trình độ cao đẳng là 1,475 triệu người. Đồng thời, ít nhất 90% người học sau khi tốt nghiệp có việc làm theo đúng nghề, trình độ đào tạo hoặc làm việc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% trong tổng lực lượng lao động, trong đó 40% có văn bằng, chứng chỉ.

3.1.1.2. Định hướng phát triển của trường Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý của trường theo hướng: tinh gọn, hiệu quả, thông suốt, phân cấp tăng quyền chủ động của các đơn vị.

Xây dựng thành cơng và duy trì việc thực hiện các quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn trường chất lượng cao, đạt được chứng chỉ kiểm định quốc gia và chứng chỉ kiểm định của vương quốc anh.

Nâng cao năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, tiến tới tin học hoá trong quản lý.

Đảm bảo quy mô tuyển sinh hàng năm đạt chỉ tiêu đề ra, nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, chú trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc và bồi dưỡng thể chất, nhân cách cho người học, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động.

Các nghề mũi nhọn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đầu tư và do trường chọn phải đạt chuẩn kỹ năng trình độ khu vực và châu Á. Tạo được thương hiệu của trường qua các nghề đào tạo mũi nhọn.

Phát triển số lượng và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường

Mở rộng các quan hệ hợp tác liên kết với các trường đại học trong nước để đào tạo liên thơng, với các trường nước ngồi để tiếp cận với chương trình, phương tiện dạy học, tổ chức quản lý tiên tiến để hướng tới đạt chuẩn về dạy nghề theo tiệm cận các nước trong khu vực.

Mở rộng các quan hệ hợp tác liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trung tâm giới thiệu việc làm, nhằm hồn thiện chương trình đào tạo, tạo nơi thực tập cho học sinh-sinh viên, phục vụ cho xuất khẩu lao động.

Xây dựng Chương trình đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu sử dụng, thực tế sản xuất và phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh-sinh viên.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo để tăng nguồn thu cho Trường, đảm bảo nâng cao mức sống của người lao động.

3.1.2. Mục tiêu chiến lược của nhà trường đến năm 2025

Đáp ứng tốt nhất nhu cầu học nghề của nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh lân cận. Tạo ra sự chuyển biến về chất trong công tác dạy nghề, đặc biệt một số nghề mũi nhọn đạt chuẩn đầu ra của khu vực. Bảo đảm quy mơ, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội. Cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo nghề có chất lượng cao, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Giai đoạn 2021-2030.Từng bước hội nhập với các trường dạy nghề trong khu vực và quốc tế.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2015-2020:

- Đảm bảo các nguồn lực về đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị để bình quân mỗi năm tuyển sinh khoảng 1.000 chỉ tiêu, trong đó tỉ lệ phân bổ các trình độ cao đẳng - trung cấp - sơ cấp là 30% - 60% - 10% . Lưu lượng hằng năm khoảng 2.500 - 3.000 HS-SV. Đặc biệt chú trọng đối tượng tốt nghiệp Trung học cơ sở vào học Trung cấp nghề.

Hồn thiện 100% giáo trình của các nghề đang đào tạo, đảm bảo chất lượng có tính thực tiễn, hiện đại và liên thơng cao.

- Có ít nhất 3 nghề đạt trình độ tiên tiến trên thế giới là: Kỹ thuật sửa chữa ô tô, Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp, Cơ điện tử. Các nghề đạt chuẩn khu vực : Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính, May thời trang, Quản trị khách sạn, Quản trị doanh nghiệp.

- Tiếp nhận và thực hiện tốt nội dung của các cấu phần dự án "Tăng cường kỹ năng nghề ", đặc biệt là đào tạo 3 nghề mũi nhọn của dự án và 3-4 nghề mũi nhọn của Trường có hiệu quả, đạt chuẩn khu vực ASEAN. Đảm bảo đủ cơ số thiết bị dạy nghề ở các nghề mũi nhọn, đảm bảo đáp ứng 80% cơ số thiết bị cho các nghề cịn lại.

- Đảm bảo 100% HS-SV cuối các khóa học được đánh giá kỹ năng nghề theo chuẩn đầu ra của nhà trường. 85% HSSV tốt nghiệp có việc làm, có ít nhất 15% HSSV ra trường tham gia xuất khẩu lao động.

- Nâng cao trình độ đội ngũ, đảm bảo tỷ lệ giáo viên đứng lớp có trình độ trên đại học là 60%, trong đó có 4-6 nghiên cứu sinh đúng chuyên ngành giảng dạy. Mỗi

Khoa có 5 giáo viên tham gia giảng dạy mơn học, mơ đun nghề bằng tiếng Anh và có chứng chỉ nghề quốc tế.

- Hồn thiện cơ chế chính sách và quy trình nghiên cứu khoa học, phấn đấu có ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và hàng năm có 1 đề tài cấp Thành phố.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý để đến năm 2011, trường đạt cấp độ 3 theo Tiêu chuẩn kiểm định của Tổng cục dạy nghề và được công nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn trường chất lượng cao.

- Hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng giai đoạn 3 cơ sở mới tại đường 3/2, thành phố Bà Rịa Vũng tàu.

Giai đoạn 2021-2025:

- Hoàn thành giai đoạn 3 cơ sở mới tại đường 3/2, thành phố Bà Rịa Vũng tàu.. Đảm bảo các nguồn lực về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để bình quân mỗi năm học tuyển sinh khoảng 1.700 chỉ tiêu, trong đó tỉ lệ phân bổ các trình độ cao đẳng - trung cấp - sơ cấp là 30% - 60% -10%. Lưu lượng hằng năm khoảng 4.500 - 6.000 HS-SV.

- Hiện đại hóa phương tiện dạy học, đảm bảo 100% thực hiện bài giảng giáo án điện tử, khai thác hiệu quả công nghệ thông tin vào dạy học.

- Tin học hóa tồn bộ các hoạt động quản lý trong nhà trường. Hiện đại hóa hệ thống thông tin thư viện, nâng cao chất lượng trang web nhà trường để người học có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề học tập.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên dạy nghề đủ về số lượng, vững vàng về nghiệp vụ, đảm bảo tỷ lệ giáo viên có trình độ trên đại học là 80%, 5% có trình độ tiến sĩ đúng chun ngành giảng dạy, 100% được đào tạo chuyên sâu theo nghề, có tâm huyết gắn bó lâu dài với trường.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác đảm bảo đủ năng lực đánh giá kỹ năng nghề của HSSV ở các ngành trọng điểm đạt chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế.

- 95% HSSV tốt nghiệp trình độ Cao đẳng kỹ Thuật Cơng Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu có việc làm, 85% HSSV tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề có việc làm, có ít nhất 30% HSSV ra trường tham gia xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ bà rịa vũng tàu (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)