Theo hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng thông tin đồ họa trong tin truyền hình (Trang 26 - 31)

Theo hình thức thể hiện, thơng tin đồ họa truyền hình được chia thành nhiều dạng nhỏ như: bảng biểu; biểu đồ, đồ thị; sơ đồ; bản đồ; hộp dữ liệu; hình ảnh 2D, hình ảnh 3D.

-Bảng biểu:là một trong 2 cách thể hiện thông tin cơ bản và đơn giản

phân chia một cách rõ ràng theo các hàng, cột, và vẫn được thể hiện bằng văn bản, thích hợp cho việc thống kê. Tuy nhiên đây chỉ là những số liệu thô, chỉ qua thống kê hoặc đơn giản là loại bỏ những cụm từ thừa, chỉ để lại ý chính nhất, nghĩa là mới chỉ xử lý bước 1, mục đích để liệt kê xem chúng ta có những thơng tin gì, chúng được phân loại như thế nào, chưa thấy được sự so sánh trực quan.

-Biểu đồ, đồ thị: là loại hình đồ họa thơng tin phức tạp và mang

tính minh họa cao nhất, các đồ họa biểu đồ gồm lượng lớn các thông tin văn bản và các minh họa chi tiết để phân tích các phần quan trọng của đối tượng hoặc ghi chép một chuỗi các sự kiện. Các biểu đồ thường mang tính minh họa cao nên chúng đòi hỏi nhiều khả năng nghệ thuật đối với phóng viên đồ họa hơn các loại biểu đồ khác. Có các loại biểu đồ như: biểu đồ trịn, biểu đồ cột, biểu đồ điểm, biểu đồ miền.

-Hộp dữ liệu: là các văn bản thu gọn, có nhiều chi tiết, nhưng chỉ nói về

1 hoặc 2 đối tượng nên ít có khả năng phân loại (và cũng không cần thiết phải phân loại). Đây là dạng đồ họa phổ biến nhất trên truyền hình và cũng được sử dụng trên truyền hình nhiều hơn so với những loại hình báo chí khác.

-Bản đồ: là hình ảnh thu nhỏ và khái qt hố của một phần mặt đất

lên mặt giấy phẳng theo những quy luật toán học nhất định. Bản đồ được sử dụng nhằm giúp mọi người định vị, xác định phương hướng về mặt địa lý. Trên báo chí, bản đồ được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp thông tin cần giải đáp câu hỏi ở đâu. Nó thường được dùng trong các tin tức sự kiện như chiến sự, thiên tai, dự báo thời tiết, địa điểm. Bản đồ sử dụng trên báo chí thường khơng được thể hiện đầy đủ chi tiết mà chỉ là những nét phác thảo, rõ ràng, đơn giản mang tính khái qt.

-Hình ảnh 2D: đơn thuần là những hình ảnh được phóng viên chụp lại

trong q trình quay tin hoặc có thể do kỹ thuật thể hiện lại bằng phần mềm đồ họa một cách đơn giản.

-Hìnhh ảnh 3D: là hình ảnh được thể hiện bằng phần mềm đồ họa một

cách trau chuốt và có chiêu sâu hơn, trực quan hơn. Thông thườn đồ họa 3D sẽ được thể hiện thành đoạn video ngắn để tái hiện hoặc tưởng tượng một q trình, sự kiện nào đó, khơng được quay lại kịp thời lúc xảy ra hoặc chưa xảy ra.

Tùy theo từng loại tin tức mà người ta sẽ áp dụng những kiểu thông tin đồ họa phù hợp. Tất nhiên cũng với sự phát triển ngày càng cao về cơng nghệ và thẩm mỹ thì những hình ảnh thơng tin đồ họa và tư duy thông tin đồ họa trong các tin truyền hình cũng tăng lên. Chúng được sử dụng nhiều hơn và cũng đa dạng hơn về các hình thức thể hiện này.Tuy nhiên cũng có những thơng tin đã trở thành lối mịn. Ví dụ, theo khảo sát 62 chương trình Thời sự 19h trên VTV1, từ 15/3/2016 đến 15/5/2016 thì tin tức về chính trị chỉ được sử dụng duy nhất 1 kiểu thơng tin đồ họa đó là hộp thơng tin, cụ thể sẽ được thể hiện trong Chương 2 của khóa luận này.

1.4.u cầu về sử dụng thơng tin đồ họa trong tin truyền hình

1.4.1.Thơng tin đồ họa được sử dụng cần ngắn gọn

Tác giả Roger C. Parker’s trong cơng trình nghiên cứu của mình đã nhận định “Các hình ảnh tự chúng đã có thể mang đến cho người đọc một

thơng điệp nào đó “ [40, tr.36]. Trên thực tế, thơng tin đồ họa là một phương

thức tạo hình ứng dụng và là một loại nghệ thuật ứng dụng. Mỗi ý tưởng thiết kế đều mang một thơng điệp.Để có được thơng điệp đó, người phóng viên thiết kế đồ họa sẽ khác với người phóng viên sử dụng từ ngữ để thể hiện thơng điệp.

Ví dụ, với một phóng viên chỉ chuyển tải thơng điệp bằng ngơn ngữ viết, thì ngơn ngữ đó phải được mơ tả, diễn giải thơng qua các con chữ và cơng chúng của loại ngơn ngữ đó phải tưởng tưởng nhiều về sự kiện, bối cảnh, diễn biến của sự kiện đó. Trong khi đó,một phóng viên thơng tin đồ họa, sẽ có một khả năng khác, kể chuyện, thơng tin bằng hình ảnh, hình vẽ - một cách thơng tin độc đáo để thể hiện chân thực nhất cái gì đã xảy ra và xảy ra như thế nào. Một sơ đồ có thể minh họa các chủ thể trong tác phẩm với các đối tác thực sự của nó. Một hình ảnh minh họa có thể thể hiện chính xác “cái gì đã xảy ra”, “khi nào” và “theo trình tự nào”, “bao nhiêu”, “gần như thế nào”, “xa như thế nào” và “làm như thế nào” theo một cách thực tế hơn từ ngữ. Ví dụ, người xem sẽ chọn nghe một đoạn văn diễn giải chi tiết các thành phần ngân sách chi ra của hai đảng Saenuri và Democratic United trong cuộc đua vào Quốc hội Hàn Quốc với những con số hay muốn nhìn nó trong một biểu đồ hình bánh.Trong trường hợp này và các trường hợp khác, nếu khơng có minh họa hình ảnh, các con số có thể trở nên vơ nghĩa bởi vì sẽ khó hơn trong việc so sánh chúng với những con số khác.Và đơi khi, một hình ảnh minh họa cũng là một cách hiệu quả về khoảng không để cung cấp thông tin. Như vậy rõ ràng đưa tin bằng cách sử dụng thông tin đồ họa là một nghệ thuật. Một tác phẩn nói chung và một tác phẩm truyền hình nói riêng có sử dụng đồ họa chỉ có giá trị khi tác phẩm đó và thơng tin đồ họa – hình ảnh minh họa trong tác phẩm đó phải đem lại thơng tin.

Truyền hình là một loại hình báo chí với rất nhiều thể loại.Mỗi thể loại có một chức năng, đặc điểm riêng.Với truyền hình – ngơn ngữ hình ảnh, mà cụ thể là hình ảnh sống động về cuộc sống là chất liệu cơ bản làm nên một tác phẩm có giá trị.Tuy nhiên, trong nhiều hồn cảnh, điều kiện khơng thể ghi hình được về sự kiện, vấn đề đó một cách trọn vẹn thì một cách có thể khắc phục là sử dụng thông tin đồ họa. Tuy nhiên, thông tin đồ họa được sử dụng

phải đem lại giá trị thơng tin thì tác phẩm đó nói chung và thơng tin đồ họa đó nói riêng mới có giá trị.

Cũng giống như các thể loại truyền hình khác, thơng tin đồ họa sử dụng trong tác phẩm thuộc thể loại tin chỉ có giá trị khi thơng tin đó cùng với các thơng tin khác làm nên một tác phẩm có đầy đủ ý nghĩa, dễ hiểu. Tuy nhiên, đặc điểm lớn nhất của thể loại tin truyền hình so với các thể loại truyền hình khác đó là sự ngắn gọn, năng động, có nhiệm vụ đem thơng tin nhanh nhất về diện mạo của sự kiện ấy đến công chúng.Để đáp ứng tính chất ngắn gọn, đảm bảo tính thời sự cập nhật của tin truyền hình thì u cầu về thơng tin đồ họa trong tin lại càng khắt khe hơn. Đó là dung lượng phần đồ họa cần ngắn gọn nhưng bao quát và đem tới nhiều thông tin hơn. Đồ họa cần thiết kế nhanh để đáp ứng tính thời sự của tin truyền hình.

1.4.2.Thơng tin đồ họa được sử dụng cần dễ hiểu

Bản chất của con người là luôn muốn mọi việc được thoải mái. Vì lýdo này, các nhà báo nói chung, các phóng viên truyền hình nói riêng phải khơng ngừng suy nghĩ tới trách nhiệm tư vấn chotất cả mọi công chúng để đảm bảo rằng những thơng tin, tư vấn đó được trìnhbày đầy đủ, dễ theo dõi. Thơng tin đồ họa trên truyền hình cũng là một dạng thức để thơng tin, vậy nên, để khán giả tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ thì hình ảnh đồ họa cũng phải đảm đương nhiệm vụ và yêu cầu đó là dễ hiểu. Ngồi ra, so với các loại hình báo chí khác, truyền hình có đặc điểm khác biệt về khả năng tiếp nhận thơng tin của khán giả và tính thời điểm trong thơng tin truyền hình nên u cầu trong khai thác và sử dụng thơng tin đồ họa trong truyền hình càng trở nên khắt khe hơn. Nói vậy bởi, so với báo viết và báo mạng điện tử thì độ tập trung tiếp nhận thơng tin ở truyền hình khơng cao, vì khán giả truyền hình vừa có thể xem truyền hình vừa có thể cùng làm việc khác như ăn cơm, gọi điện, nhắn tin, trị chuyện với người khác… vì vậy, thơng tin nói chung, thơng tin đồ họa

nói riêng chỉ có giá trị khi được trình bày một cách dễ hiểu, để chỉ xem một lần khán giả có thể hiểu ngay hình ảnh đồ họa đó nói gì, mang thơng tin gì.

Mặt khác, tin truyền hình là một thể loại có đặc trưng ngắn gọn.Tin truyền hình hiện đại thường có dung lượng dưới một phút – thời gian rấ ngắn để trình bày một nội dung. Vậy nên, yêu cầu tối cao với thể loại này là làm sao trong khoảng thời gian ngắn nhất, thậm chí chỉ vài chục giây thơng tin mà người xem có thể hiểu ngay, hiểu nhanh, hiểu đầy đủ nội dung tin tức đó. Cho nên, để thực hiện được điều này, mọi thơng tin từ hình ảnh về sự kiện đến thơng tin đồ họa (nếu có) dùng để diễn giải thơng tin đều phải hết sức ngắn gọn dễ hiểu.

Để khán giả có thể dễ dàng hiểu thơng tin từ thơng tin đồ họa, thì hình ảnh đồ họa đó phải đảm bảo được tính đa dạng và phổ biến. Nghĩa là, thơng tin đồhọa đó phải dễ hiểu để đa số khán giả có thể tiếp nhận và giải mã dễ dàng. Khơng giống với báo in,người đọc có thể lật lại xem nhưng với truyền hình, điều đó khó khăn hơn vì cơng chúng ngay lập tức khơng thể chủ động trong việc này.Công chúng tiếpnhận thông tin đồ họa bằng thị giác. Chính vì vậy, u cầu thơng tin đồ họa dễhiểu trong một thơng tin của truyền hình lại càng quan trong hơn bao giờ hết, làmột tiêu chí quyết định chất lượng và sức hấp dẫn của tin đó.

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng thông tin đồ họa trong tin truyền hình (Trang 26 - 31)