Thông tin đồhọa được sử dụng phảicó tính mỹ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng thông tin đồ họa trong tin truyền hình (Trang 31 - 34)

Ngơn ngữ báo chí là cách thức thể hiện nội dung của tác phẩm báo chí đểngười đọc tiếp nhận được. Ngơn ngữ báo chí gồm hai loại ngơn ngữ là ngơnngữ văn tự và ngơn ngữ phi văn tự.Trong đó ngơn ngữ phi văn tự là loại ngôn ngữđặc biệt, không dùng lời văn để biểu hiện nội dung mà dùng các ký hiệu, bảngbiểu, hình ảnh.Ở Việt Nam, thuật ngữ “thơng tin phi văn tự” xuất hiện lần đầu tiênnăm 1988 để gọi chung những thơng tin trên báo chí khơng đăng tải dướidạng văn tự mà là dạng đồ hình như: hình ảnh (động, tĩnh), tranh

minhhọa, bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, bản đồ. Thông tin đồ họa là dạng ngôn ngữ phi văn tự, thông tin trực quan. Tuy nhiên việc sử dụng thông tin đồ họa - ngôn ngữ phi văn tự trên truyền hình ngồi điểm chung như trên báo in thì cịn có những u cầu riêng biệt.

Khơng giống như quay phim vàchụp hình chỉ sao chép lại sự kiện, sao chép lại hiện thực cuộc sống , thông tin đồ họa là sản phẩm của sựsáng tạo, thể hiện cái nhìn trực quan của người thiết kế ra nó. Yếu tốnày địi hỏi người làm đồ họa khơng chỉ có chun mơn báo chí mà phảicó cả tố chất kỹ mỹ thuật. Nghĩa là, thơng tin đồ họa là một hoạt động thiết kế thẩm mỹ mang bản chấttruyền thơng. Để có được một sản phẩm đồ họa mang thông tin và dễ hiểu ngườithiết kế phải sử dụng nhiều yếu tố như văn tự, màu sắc, đường nét, hìnhkhối, độ đậm nhạt, để biểu đạt các sự kiện, vấn đề từ thực tiễn cuộc sốngđể thể hiện các thơng tin nói chung, tin truyền hình nói riêng bằng các sảnphẩm có tính thẩm mỹ và nhằm chuyển tải một nội dung hay thơng điệp nào đómột cách “bắt mắt”, hấp dẫn.

1.4.4.Thơng tin đồ họa phải được trình bày hợp lý, logic trong tin

-Đặt ở vị trí sáng tạo, hợp lý: Cũng như ngôn ngữ văn bản, thông tin đồ

họa chỉ có giá trị trong tin tức đó khi nó được sắp xếp một cách rõ ràng, theo logic của thông tin nghĩa là nó được đặt đúng vào vị trí và làm nổi bật thơng tin. Thơng tin đồ họa có thể đặt ngay đầu tin để tạo vấn đề nhưng phải thật nổi bật, đặc sắc, ấn tượng; cũng có thể đặt ở giữa tin là vị trí ít rủi ro nhất, và thông thường không nên để ở cuối tin bài do bản thân đồ họa đã là một điểm nhấn của tin tức. Tuy nhiên, đặt thơng tin đồ họa đó ở đâu trong tin truyền hình nó phụ thuộc vào ý tưởng, tư duy sáng tạo của mỗi nhà báo truyền hình.

-Dạng thức phù hợp: Việc lựa chọn dạng thức đồ họa nào, biểu đồ, đồ

thị hay bảng biểu; hình ảnh 2D hay 3D… chỉ có giá trị khi nó được cân nhắc và xem xét phù hợp bối cảnh, nội dung tin cũng như thời gian để hồn thiện

thơng tin đồ họa đó cho kịp thời gian phát sóng. Mỗi một dạng thức đồ họa có một ưu nhược điểm cũng như hiệu quả sử dụng khác nhau vì vậy nó chỉ có giá trị khi được lựa chọn và sử dụng phù hợp. Ví dụ như bản đồ chỉ phù hợp với thơng tin muốn thể hiện vị trí, địa điểm, hoặc có q nhiều đối tượng nên không thể thể hiện qua biểu đồ, tin kinh tế liên quan đến nhiều con số và cần sự so sánh tăng giảm nên sử dụng biểu đồ cột hoặc biểu đồ điểm sẽ dễ hiểu hơn,….

-Thời lượng phù hợp: Tin truyền hình là thể loại nịng cốt trên truyền

hình. So với các thể loại báo chí truyền hình khác, tin thường có dung lượng nhỏ vì vậy việc sử dụng đồ họa trong tin cũng cần tính tốn, cân nhắc sao cho phù hợp. Nghĩa là làm sao với dung lượng nhỏ nhất nhưng hình ảnh đồ họa đó đem lại thông tin nhiều nhất. Tùy trong từng tin mà thời lượng của đồ họa là khác nhau. Thông thường, hoặc là tin sẽ được thể hiện hoàn toàn bằng đồ họa, ví dụ clip đồ họa về q trình vượt ngục của một tù nhân hoặc quá trình di chuyển của một cơn bão, hoặc thông tin đồ họa chỉ là điểm nhấn, giải thích thơng tin cho phần nội dung nên sẽ chỉ chiếm một phần nhỏ thời lượng của tin, trường hợp này được sử dụng nhiều hơn.

Tiểu kết chương 1

Trong chương một, khóa luận đã cố gắng trình bày một cách bao quát những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ những khái niệm công cụ như: khái niệm về tin truyền hình? thơng tin đồ họa? sử dụng thơng tin đồ

họa trong tin truyền hình?; đến vai trị, ý nghĩa của việc sử dụng thơng tin đồ họa trong tin truyền hình? Phân dạng thơng tin đồ họa trong truyền hình?...

Chương 1, cho rằng thơng tin đồ họa là là dạng thức thông tin diễn tả sự kiện, vấn đề bằng hình vẽ. Hình vẽ có thể kết hợp với chữ viết hoặc ảnh chụp để biểu đạt các chi tiết, tình tiết, sự kiện hồn chỉnh. Nó là một hoạt động thiết kế thẩm mỹ mang bản chất truyền thông, phi văn tự, nhưng trực quan, đa dạng, phổ biến và có hàm ý, ẩn dụ. Sử dụng thông tin đồ họa giúp thơng tin trở lên chi tiết hơn, có một bố cục hài hịa có ý đồ rõ ràng về nội dung và hình thức. Và thông tin đồ họa cũng được chia thành nhiều loại như đồ họa tính và đồ họa động hay các dạng thức thể hiện như biểu đồ, đồ thị; sơ đồ; bản đồ; bảng biểu; hộp dữ liệu; hình ảnh 2D, hình ảnh 3D.

Đặc biệt trong chương 1, khóa luận đã đưa ra những yêu cầu trong khai thác, sử dụng thông tin đồ họa trong tin truyền hình. Một hình đồ họa chỉ có giá trị trong tin đó khi thỏa mãn được một hay nhiều yêu cầu sau: (1) Thông tin đồ họa được sử dụng phải đem lại thông tin; (2) Thông tin đồ họa được sử dụng phải mang giá trị thẩm mỹ; (3) Thông tin đồ họa sử dụng phải dễ hiểu, dễ nhớ; (4) Thông tin đồ họa phải sử dụng hợp lý, logic trong tin…

Những nội dung được phân tích ở chương 1 là khung lý thuyết cơ bản góp phần làm nền tảng để phân tích những nội dung ở các chương tiếp sau của khóa luận

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng thông tin đồ họa trong tin truyền hình (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w