ĐIỂM TIN CHUYỂN ĐỘNG 24H, 11H15 TRƯA

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng thông tin đồ họa trong tin truyền hình (Trang 39 - 53)

ST T Tin chính trị Tin văn hóa - Tin kinh tế Tin thể thao Tổng số đồ

xã hội họa 1 Bảng biểu 1 4 0 6 11 99 2 Hộp dữ liệu 1 28 12 9 50 3 Bản đồ 0 9 4 0 13 4 Đồ thị, biểu đồ 0 3 0 1 4 5 Hình 2D, 3D 1 13 3 4 21

Bảng 2: Điểm tin Chuyển động 24h

Tổn g số đồ họa Bảng biểu 15 181 Hộp thông tin 79 Bản đồ 24 Đồ thị, biểu đồ 11 Hình 2D, 3D 52

Bảng 3: Tổng số đồ họa được sử dụng trong Bản tin thời sự 19h và Chuyển động 24h

Qua khảo sát cho thấy, số tin được sử dụng đồ họa chiếm số lượng khơng lớn trong tổng số tin bài đã phát sóng. Cụ thể, chương trình Thời sự 19h chỉ có 77/1281 tin có sử dụng đồ họa, chiếm khoảng 6% tổng số tin bài đã phát sóng; và chương trình Chuyển động 24h là 93/930 tin, chiếm 10% (biểu đồ 1, 2).

Biểu đồ 1,2: Tỉ lệ tin sử dụng đồ họa trong 2 chương trình khảo sát

Ví dụ trong chương trình Thời sự ngày 31/3, có tương đối các thơng tin đồ họa được sử dụng, trong đó có 1 hình 2D trong tin chính trị về hình ảnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân để giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịcch Quốc hội mới (phút thứ 1:20), 2 hình 3D trong tin xã hội để cơng bố hậu quả tình hình thiên tai ở tỉnh Bạc Liêu (phút thứ 26:30 và 27:10), 4 hộp dữ liệu trong tin chính trị và xã hội về một số chấn chỉnh trong công tác dề bạt cán bộ và số liệu về thiệt hại lúa ở bạc Liêu do hạn hán, 3 bản đồ cũng trong tin tức về thiên tai ở Bạc Liêu và trong tin tức về điểm mới trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (sẽ phân tích cụ thể hơn trong từng dạng thơng tin đồ họa)

Tuy nhiên cũng có những bản tin khơng hề sử dụng thơng tin đồ họa nào, ví dụ Bản tin thời sự 19h ngày 21/4, hoặc sử dụng biểu đồ có sẵn trong nội dung thơng tin chứ khơng trực tiếp thiết kế thơng tin đó, ví dụ tin Thời sự ngày 12/4.

2.2.2. Về dạng thức thông tin đồ họa được lựa chọn sử dụng

Qua khảo sát 2 tháng, tại hai chương trình cho thấy, các dạng thức đồ họa được sử dụng khá đa dạng. Bao gồm 5 dạng: (1) bảng biểu, (2) hộp dữ liệu, (3) bản đồ, (4) biểu đồ, đồ thị, (5) hình ảnh 2D, 3D. Trong đó, dạng hộp dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất, thứ hai là dạng hình 2D, 3D, thứ ba là dạng bản đồ, thứ tư là dang bảng biểu và sử dụng ít nhất là dạng đồ thị, biểu đồ. (biểu đồ 3).

Biểu đồ 3: Số lượng đồ họa đã sử dụng trong 2 chương trình khảo sát

Bảng biểu (table) là một trong 2 cách thể hiện thông tin cơ bản và đơn giản nhất trong các dạng thức thể hiện. Trong đó, số liệu, thơng tin được sắp xếp, phân chia một cách rõ ràng theo các hàng, cột, và vẫn được thể hiện bằng văn bản. Bảng biểu đem lại sự truyền đạt thông tin một cách nhanh hơn, tuy nhiên đây chỉ là những số liệu thô, chỉ qua thống kê hoặc đơn giản là loại bỏ những cụm từ thừa, chỉ để lại ý chính nhất, nghĩa là mới chỉ xử lý bước 1, mục đích để liệt kê xem có những thơng tin gì, chúng được phân loại như thế nào. Qua khảo sát cho thấy trong tổng số 62 chương trình khảo sát có tất cả 181 đồ họa được sử dụng. Tuy nhiên trong đó chỉ có 15/181 đồ họa (chiếm 8.3%) là sử dụng dạng bảng biểu (biểu đồ 5).

Biểu đồ 5: Tỉ lệ loại đồ họa dạng bảng biểu đã được sử dụng

Khảo sát cho thấy, đồ họa dạng bảng biểu thường được sử dụng trong các thông tin cần phải thể hiện rõ con số, câu từ như bản tin kinh tế, thương mại…

Hình 2: Tin sử dụng đồ họa dạng bảng biểu (Tin phát trong chương trình Chuyển động 24h ngày 7/5/2016)

Tin phát trong Chuyển động 24h ngày 7/5 là một ví dụ tiêu biểu cho cách sử dụng thông tin đồ họa dạng bảng biểu. Sử dụng dạng bảng biểu này trong tin này phù hợp cho thấy sự sáng tạo trong việc thể hiện thông tin bằng bảng biểu. Bảng chỉ có 1 hàng, 1 cột với hình ảnh kèm theo và tít được in đậm, màu nổi bật. Danh mục các vật phẩm cấm phải mang lên máy bay được thể hiện rõ ràng qua từng dịng, nhìn thấy ngay một cách cụ thể, và chỉ cần có thế người xem cũng có thể hiểu được tồn bộ nội dung thơng tin muốn nói gì. Bảng biểu này góp phần làm cho tin thêm mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ bởi việc tự đọc lướt bao giờ cũng nhanh hơn việc phải nghe lại lời đọc từ biên tập viên.

– Thông tin đồ họa dạng hộp dữ liệu:

Hộp dữ liệu là các văn bản thu gọn, có nhiều chi tiết, nhưng chỉ nói về 1 hoặc 2 đối tượng nên ít có khả năng phân loại. Đây là dạng đồ họa phổ biến nhất trên truyền hình. Cụ thể, trong 62 chương trình khảo sát, có 79 hộp dữ liệu được sử dụng trong tổng số 181 đồ họa (biểu đồ 6), chiếm gần 44%. Trong đó, Bản tin thời sự 19h có 29/82 hộp dữ liệu, chiếm 35.5% và phần điểm tin Chuyển động 24h có 50/99 hộp dữ liệu, chiếm 50.5%.

Biểu đồ 6: Tỉ lệ thông tin dạng hộp dữ liệu đã được sử dụng

Ví dụ nói về những thiệt hại của một cơn bão, có rất nhiều mục phải viết: số người chết, số người bị thương, số diện tích hoa màu thiệt hại, các vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất,… tuy nhiên chỉ nói về 1 người nên song song với lời đọc của MC, màn hình sẽ hiển thị những thơng tin ngắn gọn và chọn lọc nhất. Hình thức này làm sinh động hơn thông tin biểu đạt trên màn

hình ti vi, hơn nữa việc vừa nghe, vừa đọc, vừa xem là thể hiện tính chất đa phương tiện, điều này giúp công chúng lưu nhớ thơng tin lâu hơn.

Hình 3: Ví dụ về tin sử dụng dạng hộp dữ liệu (Tin phát trong bản tin Thời sự ngày 31/3

Ví dụ hộp dữ liệu của tin về các thiệt hại của thiên tai tại tỉnh Bạc Liêu – Bản tin thời sự 19h ngày 31/3. Bản tin được trình bày khá bắt mắt với màu sắc có sự chuyển động. Tin nói về những thiệt hại về lúa do thiên tai ở tỉnh Bạc Liêu. Hộp dữ liệu nêu những con số tiêu biểu liên quan đến sự kiện, điều này góp phần như “khn” trọng tâm lại khiến khán giả dễ theo dõi.

Ngồi ra, tin này cịn sử dụng thêm đồ họa dạng hình 3D. Sự kết hợp giữa hộp dữ liệu và hình 3D trong tin và đặc biệt trong cùng 1 cảnh giúp khán giả dễ theo dõi.

– Thông tin đồ họa dạng bản đồ

Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ và khái qt hố của một phần mặt đất lên mặt giấy phẳng theo những quy luật toán học nhất định. Bản đồ được sử dụng nhằm giúp mọi người định vị, xác định phương hướng về mặt địa lý.

Qua khảo sát cho thấy, bản đồ được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp thông tin cần giải đáp câu hỏi ở đâu. Nó thường được dùng trong các tin tức sự kiện như chiến sự, thiên tai, dự báo thời tiết, địa điểm và nhiều nhất thường ở bản tin dự báo thời tiết. Nhờ có bản đồ, các khu vực được diễn tả rất rõ ràng, sinh động và người xem có thể hiểu mình đang ở chỗ nào hoặc được giới thiệu về địa điểm nào đó.

Ngồi ra, bản đồ cịn được sử dụng dưới dạng bản đồ thống kê. Điều này thể hiện rõ trong các cuộc bầu cử của nhiều nước trên thế giới. Dạng thwucs này giúp dễ dàng so sánh tỉ lệ giữa các đối tượng. Bản đồ có thể được thiết kế tĩnh hoặc động, hai chiều hoặc ba chiều. Bản đồ tĩnh thường được dùng thuần tuý để định vị nơi xảy ra sự kiện và vị trí này thường được thể hiện bằng cách đánh tên, đánh dấu hay chấm màu. Còn bản đồ động lại thể hiện diễn biến của sự kiện với các chi tiết hình ảnh chuyển động theo các phương hướng.

Với truyền hình Việt Nam, cụ thể là trong 2 bản tin khảo sát, các hình ảnh bản đồ chưa được sử dụng nhiều, và chủ yếu được sử dụng trong bản tin thời tiết. Trong 62 chương trình, có 24/181 bản đồ được sử dụng, chiếm hơn 13%(biểu đồ 7)

Biểu đồ 7: Tỉ lệ thông tin đồ họa dạng bản đồ đã được sử dụng trong 2 bản tin khảo sát

Hình 5: Tin tức về chỉ số năng lực cạnh tranh PCI phát trong chương trình Thời sự ngày 31/3

Cũng trong bản tin Thời sự 19h phát sóng ngày 31/3, khi nêu chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các tỉnh thành, thay vì biểu đồ cột như bình thường, phóng viên đã lấy hình ảnh bản đồ để làm nổi bật vị trí các vùng. Hơn nữa, có 6 đối tượng cần thể hiện nên việc chọn bản đồ sẽ khiến bố cục đẹp hơn so với biểu đồ cột. Tuy nhiên với bản đồ người xem lại khó hình dung được vùng nào có chỉ số thấp, vùng nào chỉ số cao, như với biểu đồ cột.

Hình 6: Tin sử dụng bản đồ để thể hiện các vùng được lấy nước ngọt pát trong bản tin Thời sự ngày 31/3

Hay như để thông tin về việc người dân ở Nam bộ chưa lấy được nước ngọt do xâm nhập mặn, tin này cũng đã được thể hiện qua đồ họa dạng bản đồ. Người xem có thể dễ dàng thấy rõ vùng nào người dân đã lấy được nước, vùng nào chưa và tương quan giữa 2 vùng này như thế nào.

– Thông tin đồ họa dạng biểu đồ, đồ thị

Biểu đồ, đồ thị là loại hình đồ họa thông tin phức tạp và mang tính minh họa cao nhất, các đồ họa biểu đồ gồm lượng lớn các thông tin văn bản và các minh họa chi tiết để phân tích các phần quan trọng của đối tượng hoặc ghi chép một chuỗi các sự kiện. Trong 62 bản tin khảo sát, chỉ có 11 thơng tin đồ họa dạng này được sử dụng, chiếm 6% và bản tin Thời sự sử dụng thông tin dạng này nhiều hơn, với 7 lần sử dụng và bản tin Chuyển động 24h sử dụng ít hơn, với 4 lần sử dụng.

Qua khảo sát cho thấy, có 3 loại biểu đồ và đồ thị được sử dụng phổ biến trên các chương trình truyền hình, đó là: (1) Biểu đồ hình khối trịn, elip; (2) Biểu đồ cột; (3) Biểu đồ điểm.

+ Biểu đồ hình khối trịn, elip (hay cịn gọi là đồ thị hình bánh) được sử dụng để trình bày các phần khác nhau trong cả một khối. Dạng thức này, giúp khán giả có thể nhìn thấy một vài thứ được chia thành các nhóm khác nhau đại diện cho tồn thể (ví dụ biểu đồ 1, 2; hình 7).

Hình 7: Biểu đồ trịn về thị phần kinh doanh xăng dầu của một số doanh nghiệp trong bản tin Thời sự ngày 6/5

Hình 7 là biểu đồ trịn thể hiện thị phần kinh doanh xaeng dầu của 3 công ty lớn là PV Oil và SaigonPetro và Petrolimex. Biểu đồ được thể hiện rõ ràng với màu sắc bắt mắt và hình thức thể hiện 3D có sự chuyển động (từng phần sẽ được hiện ra theo lời phóng viên). Với biểu đồ này, dù khơng có con số 75% thì chúng ta vẫn có thể hình dung được 3 cơng ty này chiếm khoảng ¾ thị phần xăng dầu tron nước - điều mà biểu đồ cột không thể thể hiện rõ được.

+ Biểu đồ cột: được sử dụng để so sánh các dữ liệu sử dụng các cột

hình chữ nhật để trình bày một giá trị có trong một loạt dữ liệu. Vì các cột có kích thước tương đương với giá trị chúng đại diện, những loại biểu đồ này khiến cho việc so sánh giữa các giá trị khác nhau trở nên dễ dàng (ví dụ biểu đồ trong hình 7). Các cột diễn tả dữ kiện kết hợp với sự thay đổi độ đậm nhạt, màu sắc, khối để người xem dễ nhận diện thơng tin.

Hình 7: Tin về tình hình tai nạn giao thơng dịp 30/4 – 1/5 phát trong Chuyển động 24h ngày 2/5

Thống kế về tình hình tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 trên bản tin Chuyển động 24h ngày 2/5 được thể hiện dưới dạng biểu đồ cột khá rõ ràng về số vụ, số người bị thương và số người chết. Nếu khơng có thời gian, người xem chỉ cần nhìn lướt qua cũng có thể dễ dàng thấy tình hình năm nay khả quan hơn so với năm ngoái, và cụ thể hơn là số người, số vụ được thể hiện luôn trên từng cột. Biểu đồ cột đôi cũng đã được dùng để so sánh giữa năm nay và năm ngoái với hai màu khác nhau.

+ Biểu đồ điểm: cũng được gọi là biểu đồ đường thẳng, những

loại đồ họa này so sánh hai biến số liên quan tới nhau. Biểu đồ điểm thường trình bày thơng tin bằng sự thay đổi (lên, xuống) tại các điểm mà nó đi qua. Biểu đồ điểm thể hiện các giá trị cụ thể của dữ liệu tốt nhất khi bản chất của một biến số này có mối quan hệ trực tiếp với một biến số khác. Tuy nhiên trong 2 bản tin khảo sát, khơng có tin tức nào sử dụng loại biểu đồ này.

Trong 2 bản tin khảo sát, thông tin đồ họa dạng biểu đồ, đồ thị được sử dụng ít nhất, chỉ có 11/181 đồ họa, chiếm 6% .

Biểu đồ 8: Tỉ lệ sử dụng biểu đồ, đồ thị trong tổng số thông tin đồ họa được sử dụng

-Thơng tin đồ họa dạng hình ảnh 2D, 3D:

Qua khảo sát cho thấy, hình ảnh 2D thường được kết hợp với text, hình ảnh chỉ đề minh họa.Tuy nhiên hình ảnh 3D có thể đứng một mình, tưởng tượng hoặc tái hiện tồn bộ một q trình, diễn biến. Hình ảnh 2D thường rất đơn giản để thực hiện và có thể đặt vào trong bất cứ tin nào nếu muốn nhưng hình ảnh 3D thì khó hơn rất nhiều và là hình thức đồ họa khó nhất trong các hình thức vừa nêu, cần nhiều thời gian thiết kế, cũng cần thiết bị hiện đại hơn.

Hình 8: Hình ảnh 2D được thiết kế để thể hiện sự hạn chế trong kỹ năng và kiến thức của các cử nhân hiện nay phát trong Chuyển động 24h nagỳ 7/5

Trong bản tin Chuyển động 24h ngày 7/5, hình ảnh 2D là hình người đã được phân loại theo màu sắc kèm text để phân biệt một bên là thiếu kỹ năng và tiếng Anh, một bên là thiếu kiến thức chun mơn. Hình ảnh được dựng trực tiếp trên nền video và được bao viên khá đẹp mắt nên không gây nên sự nhàm chán. Dù khơng nói lên được q nhiều điều song hình ảnh cũng đã khiến tin trở nên có điểm nhấn hơn và thể hiện rõ được ý chính mà phóng viên muốn truyền đạt.

Trong 2 bản tin khảo sát, hình ảnh 2D, 3D được sử dụng ở mức trung bình. Tuy nhiên hình ảnh 3D nói riêng thì sử dụng ít hơn nhiều.Tổng cả ảnh 2D và 3D là 52/181, chiếm gần 29%, trong đó hình 3D chỉ có 7/181, chiếm gần 4%. (biểu đồ 9)

Biểu đồ 9: Tỉ lệ sử dụng hình ảnh 2D, 3D trong tổng số thông tin đồ họa

Hình ảnh 3D được khai thác sử dụng khá hiệu quả, đẹp mắt, song lại chưa được thể hiện nhiều. Dưới đây là một số hình ảnh 3D tốt trong phạm vi khảo sát của khóa luận.

Hình 9: Hình ảnh mơ tả q trình mất đi trầm tích do nắng hạn trong bản tin Thời sự ngày 20/4

Hình 10: Mơ phỏng quy trình và hiệu quả của việc dán thẻ định danh cho xe ô tô trong bản tin Thời sự 14/5

Ở cả 2 chương trình khảo sát là Bản tin thời sự 19h và Chuyển động

24h, việc sử dụng các dạng thơng tin đồ họa có những điểm giống và khác

nhau. Giống nhau là ở cả 2 chương trình dạng thơng tin đồ họa được sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất là dạng hộp dữ liệu và hình 2D, 3D. Tuy nhiên, nếu như chương trình thời sự 19h “chuộng” hình 2D, 3D thì chương trình “Điểm tin chuyển động 24h” lại ưa dùng thơng tin đồ họa dạng hộp dữ liệu hơn.

Tóm lại, qua khảo sát cho thấy tỉ lệ các dạng đồ họa được sử dụng trong 62 bản tin được khảo sát việc thơng tin đồ họa như sau: vị trí đồ họa sử dụng nhiều nhất là hộp dữ liệu (44%); vị trí thứ hai là thơng tin đồ họa dạng

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng thông tin đồ họa trong tin truyền hình (Trang 39 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w