Kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bidv smart banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú mỹ (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.4. Kiểm định mơ hình và các giả thuyết

4.4.3. Kiểm định giả thuyết

Kết quả của phân tích hồi quy:

Giả thiết H1 được chấp nhận vì kết quả ước lượng mối quan hệ này là 0,196, ý nghĩa thống kê p-value = 0,000. Điều này cho thấy khi một khách hàng tin tưởng về tính hiệu quả thì họ sẽ chấp nhận BIDV Smart-Banking của khách hàng sẽ càng cao và có xu hướng đi đến quyết định sử dụng dịch vụ này.

Giả thuyết H2 được chấp nhận vì kết quả ước lượng mối quan hệ này là 0,174 với p = 0,000. Như vậy có thể khẳng định khả năng tương thích của khách hàng càng cao sẽ tạo thuận lợi cho việc chấp nhận sử dụng dịch vụ BIDV Smart-Banking và có xu hướng đi đến quyết định sử dụng dịch vụ BIDV Smart-Banking.

Giả thuyết H3 được chấp nhận vì kết quả ước lượng mối quan hệ này là 0,082 với p = 0,003. Như vậy có thể khẳng định khi một khách hàng cảm thấy dịch vụ BIDV Smart-Banking dễ sử dụng thì họ sẽ dễ chấp nhận và có xu hướng đi đến quyết định sử dụng dịch vụ BIDV Smart-Banking.

Hiệu quả mong đợi Khả năng tương thích Tính chất dễ dàng sử dụng Nhận thức kiểm soát hành vi Chuẩn chủ quan Rủi ro giao dịch Yếu tố pháp luật Hình ảnh ngân hàng 0,196 Chấp nhận Smart Banking 0,174 0,082 0,059 0,159 -0,093 0,228 0,822

Giả thuyết H4 được chấp nhận vì kết quả ước lượng mối quan hệ này là 0,059 với p = 0,032. Như vậy có thể khẳng định khi một khách hàng có thể nhận thức được là mình có thể kiểm sốt được khi sử dụng BIDV Smart-Banking thì họ sẽ dễ chấp nhận và có xu hướng đi đến quyết định sử dụng dịch vụ BIDV Smart-Banking.

Giả thuyết H5 được chấp nhận, như vậy có thể khẳng định khi chủ quan của khách hàng về dịch vụ thì họ sẽ dễ chấp nhận và có xu hướng đi đến quyết định sử dụng dịch vụ BIDV Smart-Banking.

Giả thuyết H6 được chấp nhận vì kết quả ước lượng mối quan hệ này là -0,093 với p = 0,001. Như vậy có thể khẳng định khi một khách hàng cảm nhận sự rủi ro trong giao dịch khi sử dụng dịch vụ BIDV Smart-Banking thì họ sẽ hạn chế việc chấp nhận và khơng có xu hướng đi đến quyết định sử dụng dịch vụ BIDV Smart-Banking. Giả thuyết H7 được chấp nhận vì kết quả ước lượng mối quan hệ này là 0,228 với p = 0,000. Như vậy cho thấy “Yếu tố pháp luật” cũng là một phần ảnh hưởng đến việc khách hàng chấp nhận và có xu hướng đi đến quyết định sử dụng dịch vụ BIDV Smart-Banking.

Giả thuyết H8 được chấp nhận vì kết quả ước lượng mối quan hệ này là 0,822 với p = 0,000. Như vậy có thể khẳng định khi một khách hàng cảm nhận hình ảnh ngân hàng khi sử dụng dịch vụ BIDV Smart-Banking là tốt thì họ sẽ tăng cường việc chấp nhận và có xu hướng đi đến quyết định sử dụng dịch vụ BIDV Smart-Banking.

Giả thuyết H9 bị bác bỏ vì khi kiểm tra mối tương quan để tiến hành phân tích hồi quy bội yếu tố “Chi phí” đã bị loại ra khỏi mơ hình do hệ số tương quan có

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày thơng tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA kết quả cho thấy mơ hình lý thuyết đề xuất phù hợp với dữ liệu của thị trường. Trong đó có 7 nhân tố tác động tích cực đến việc chấp nhận sử dụng BIDV Smart-Banking là hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức kiểm sốt hành vi, hình ảnh ngân hàng và yếu tố pháp luật và 1 nhân tố tác động tiêu cực đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ BIDV Smart-Banking là rủi ro trong giao dịch. Yếu tố tác động mạnh nhất đó là Hình ảnh ngân hàng (tích cực), Nhân tố Rủi ro tác động tiêu cực.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bidv smart banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú mỹ (Trang 70 - 73)