Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY hỗ TRỢ tạo VIỆC làm của NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội CHI NHÁNH THÀNH PHỐ hà nội (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các phƣơng pháp thu thập dữ liệu khoa học kinh tế: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, quy nạp, đối chiếu trong quá trình nghiên cứu; sử dụng các tài liệu sơ cấp, thứ cấp trong và ngoài nƣớc, sử dụng ý kiến của các chuyên gia của cơ quan quản lý và phƣơng pháp định tính (khảo sát, phỏng vấn) để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp lấy từ nguồn dữ liệu

Các bộ Luật, điều Luật của Quốc Hội, Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ về Chƣơng trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm. Các cuốn sách, giáo trình, tài liệu viết về cho vay hỗ trợ tạo việc làm và các dữ liệu sẵn có của NHCSXH nhƣ trang chủ của NHCSXH (vbsp.org.vn): Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH, cơ cấu, mơ hình tổ chức bộ máy, chiến lƣợc phát triển của NHCSXH, các quy chế, quy định đã ban hành về cho vay hỗ trợ tạo việc làm. Ngoài ra là các báo cáo tổng kết tình hình hoạt động định kỳ hàng năm, 3 năm, 5 năm, các số đặc san của NHCSXH. Các nguồn dữ liệu này đƣợc trích dẫn gián tiếp và trực tiếp trong luận văn và đƣợc ghi chú chi tiết trong tài liệu tham khảo.

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

2.2.2.1. Điều tra chọn mẫu

Thủ đô Hà Nội là một thành phố lớn với 30 quận, huyện, thị trực thuộc, để điều tra chọn mẫu có tính khách quan tồn diện, tác giả chọn mẫu với tỷ lệ 10% là 3 đơn vị:

- Quận Hoàng Mai: đơn vị đại diện cho các quận nội thành của Hà Nội, diện tích nhỏ, mật độ dân số cao, tập trung nhiều ngƣời lao động, hoạt động kinh doanh buôn bán, thƣơng mại dịch vụ phát triển.

Tại Hoàng Mai, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo rất thấp, NHCSXH tập trung cho vay chƣơng trình hỗ trợ tạo việc làm. Trong suốt những năm qua, chƣơng

27

trình hỗ trợ tạo việc làm thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng trên 70% tổng nguồn vốn hoạt động cũng nhƣ tổng dƣ nợ của 8 chƣơng trình tín dụng Phịng giao dịch NHCSXH quận Hồng Mai đang triển khai thực hiện.

- Huyện Ba Vì: huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, có địa hình bán sơn địa với diện tích lớn nhất Hà Nội với số xã, thị trấn trực thuộc lớn, điều kiện kinh tế khó khăn.

Phịng giao dịch NHCSXH huyện Ba Vì ln là đơn vị đứng đầu thành phố Hà Nội về dƣ nợ tín dụng. Tại thời điểm 31/12/2019, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Vì có dƣ nợ đạt 654 tỷ, gấp 2,3 lần và cao hơn 374 tỷ đồng so với mức dƣ nợ bình quân (mức dƣ nợ bình qn tồn thành phố là 280 tỷ đồng / đơn vị Phòng giao dịch).

- Huyện Hồi Đức: huyện vên đơ giáp nội thành, đang trong quá trình xây dựng thành quận, đất nơng nghiệp bị thu hồi nhiều, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra rõ nét, lực lƣợng lao động nhãn rỗi đông đảo, nhiều ngành nghề kinh tế đang phát triển.

Trong Đề án Xây dựng huyện Hồi Đức lên quận có 6 chỉ số về phát triển kinh tế xã hội mà huyện cần đạt đƣợc. Trong đó có 4 chỉ số: Mức tăng trƣởng kinh tế trung bình trong 3 năm gần nhất, Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời theo năm, Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp đều là các chỉ số có thể đƣợc tác động tích cực từ chƣơng trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm. Thành phố Hà Nội và UBND huyện Hoài Đức đều rất quan tâm đến chƣơng trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm của Phịng giao dịch NHCSXH huyện Hồi Đức.

Đây là nguồn dữ liệu đƣợc thu thập qua bảng câu hỏi do cán bộ tín dụng của 3 Phòng giao dịch NHCSXH quận Hoàng Mai, huyện Ba Vì và huyện Hồi Đức thực hiện, điều tra lấy ý kiến từ các cá nhân. Đối tƣợng đƣợc hỏi là khách hàng ngẫu nhiên. Cụ thể nhƣ sau:

28

- Mục đích điều tra: thơng qua các câu hỏi, thu thập thơng tin, phân tích đánh giá sự hài lịng của khách hàng, chất lƣợng và khả năng mở rộng, phát triển chƣơng trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm.

- Đối tƣợng điều tra: ngƣời lao động vay vốn từ Chƣơng trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm qua NHCSXH thành phố Hà Nội.

- Cơ cấu phiếu điều tra: 150 phiếu bao gồm 50 phiếu tại huyện Ba Vì, 50 phiếu tại huyện Hoài Đức và 50 phiếu tại quận Hoàng Mai. Tại mỗi địa bàn, cơ cấu điều tra 5 đơn vị xã, phƣờng, mỗi đơn vị xã, phƣờng cơ cấu 10 phiếu điều tra theo tiêu chí: 2 đơn vị có nhiều khách hàng vay vốn hỗ trợ tạo việc làm nhất, 2 đơn vị có ít khách hàng vay vốn hỗ trợ tạo việc làm nhất và 1 đơn vị có số lƣợng khách hàng vay vốn hỗ trợ tạo việc làm trung bình trong quận, huyện.

- Cách thức tiến hành: Cán bộ tín dụng của 3 Phòng giao dịch NHCSXH thực hiện điều tra trực tiếp tại gia đình khách hàng vay vốn chƣơng trình hỗ trợ tạo việc làm.

Tại mỗi đơn vị xã, phƣờng, Cán bộ tín dụng đến và gặp gỡ điều tra với 10 khách hàng vay vốn. Để đảm bảo thu thập đƣợc 10 phiếu điều tra với yêu cầu đầy đủ thông tin và chất lƣợng thông tin, cán bộ điều tra rà soát, phân loại và tiếp tục thực hiện điều tra bổ sung đối với số phiếu điều tra khơng đạt u cầu nếu có.

- Nội dung điều tra: theo 11 câu hỏi đƣợc thiết kế theo Phiếu điều tra tại Phụ lục 01.

- Xử lý số liệu: Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh theo kết quả điều tra thu đƣợc theo Phụ lục 02.

2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu

Bên cạnh phiếu điều tra tác giả lấy ý kiến từ phía các cá nhân là những chun gia có kinh nghiệm cơng tác lâu năm trong ngành, hiện đang giữ chức

29

vụ quan trọng. Phỏng vấn chuyên sâu trả lời các khía cạnh về niềm tin, cảm nghĩ, thái độ, đánh giá về tín dụng cho vay hỗ trợ tạo việc.

Cách thức tiến hành: phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại, nhằm đạt đƣợc mục đích đánh giá thực trạng và đánh giá nguyên nhân tồn tại của công tác cho vay hỗ trợ tạo việc làm.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY hỗ TRỢ tạo VIỆC làm của NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội CHI NHÁNH THÀNH PHỐ hà nội (Trang 36 - 39)