Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY hỗ TRỢ tạo VIỆC làm của NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội CHI NHÁNH THÀNH PHỐ hà nội (Trang 77 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2. Quy trình cho vay

Thành phố Hà Nội có đặc điểm số đơn vị quận, huyện, thị xã lớn nhƣng diện tích lại nhỏ và mật độ dân cƣ cao, dẫn đến nhiều khách hàng vay vốn hỗ trợ tạo việc làm cƣ trú tại đơn vị này có dự án sản xuất kinh doanh tại đơn vị khác, khơng đáp ứng đúng quy trình cho vay nên khơng đƣợc duyệt vay vốn. Riêng tại quận Ba Đình thuộc Thành phố Hà Nội có gần 400 hộ dân ở địa bàn giáp ranh với quận khác (đối diện bên đƣờng, phố liền kề trên hoặc dƣới) đều khơng đáp ứng đúng quy trình vay vốn hỗ trợ tạo việc làm.

NHCSXH Thành phố Hà Nội cần sửa đổi quy trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm phù hợp với đặc điểm này của Chi nhánh. Đối với dự án có địa điểm sản xuất kinh doanh khác nơi đăng ký cƣ trú của ngƣời vay nhƣng vẫn trong cùng địa bàn Thành phố thì bổ sung thêm xác nhận của UBND phƣờng, xã, thị trấn nơi có địa điểm sản xuất kinh doanh làm căn cứ xét duyệt cho vay.

Bên cạnh đó, để chƣơng trình cho vay thực sự phát huy hiệu quả tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, trong quy trình cho vay cần bổ sung nội dung kiểm tra, giám sát sau cho vay với chủ thể thực hiện là thành viên Ban Đại diện HĐQT và cán bộ NHCSXH.

Thông qua hoạt động kiểm tra, Ban Đại diện cũng nhƣ NHCSXH sẽ nắm bắt đƣợc thực tế tình hình sử dụng vốn vay và khả năng tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của dự án vay vốn. Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát đƣợc tăng cƣờng, Hội đoàn thể nhận ủy thác và Tổ TK&VV sẽ nâng cao nhận thức về hoạt động kiểm tra giám sát đối với chƣơng cho vay hỗ trợ tạo việc làm và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hoạt động kiểm tra giám sát theo quy định, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả cho vay hỗ trợ tạo việc làm.

68

Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Lao động Thƣơng binh & Xã hội Hà Nội và các Phòng Lao động Thƣơng binh & Xã hội thuộc UBND quận, huyện, thị xây dựng và thực hiện chƣơng trình kiểm tra, giám sát đối với chƣơng trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm đảm bảo khách quan, trung thực. Chấn chỉnh, khắc phục kịp thời tồn tại, sai sót, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp lợi dụng chính sách, cố ý thực hiện sai chế độ, sai chính sách quy định. Qua công tác kiểm tra cũng nhằm phát hiện những khó khăn, bất cập trong chính sách, từ đó kiến nghị cấp có thẩm quyền nghiên cứu chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ, phát huy hiệu quả tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của chƣơng trình cho vay.

Ngồi ra, trong q trình phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, NHCSXH thành phố Hà Nội cần chú trọng thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Những rủi ro NHCSXH có thể phải đối mặt bao gồm: rủi ro từ nhóm cho vay – ngƣời thực hiện chính sách nhƣ: cán bộ ngân hàng, hội đoàn thể, tổ trƣởng Tổ TK&VV, trƣởng thôn và rủi to từ nhóm thụ hƣởng – ngƣời lao động nhƣ: ngƣời đứng vay, đối tƣợng đầu tƣ vốn vay. NHCSXH thực hiện nghiêm túc hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện sớm, nhận định đúng, có phƣơng pháp phù hợp, hiệu quả xử lý kịp thời những rủi ro phát sinh, thu hồi triệt để, không gây ảnh hƣởng đến kết quả cho vay. Có nhƣ vậy mới đảm bảo phát triển cho vay hỗ trợ tạo việc làm mới thực sự bền vững.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY hỗ TRỢ tạo VIỆC làm của NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội CHI NHÁNH THÀNH PHỐ hà nội (Trang 77 - 78)