Hệ số ICOR của tỉnhTây Ninh giai đoạn 2016 – 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh (Trang 105 - 111)

Nội dung 2016 2017 2018 2019 2020 2016- 2020

Toàn ngành 6,6 5,3 6,1 5,8 13,1 6,8

- Nông – lâm – thủy

sản 2,6 7,9 3,5 6,6 4,8 3,6 - Công nghiệp 5,6 4,4 4,5 5,1 9,5 4,4

- Xây dựng 0,5 0,6 0,5 0,4 0,8 0,2

- Dịch vụ 10,3 7,2 12,7 8,5 46,7 5,6

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh

Quan sát Bảng 4.5 hệ số ICOR ở Tây Ninh năm 2016 là 6,6 đến năm 2020 tăng lên 13,1, tính cho cả giai đoạn 2016 -2020 là 6,8. Với số liệu trên cho thấy trung bình giai đoạn 2011-2016 nhà đầu tư bỏ thêm 6,8 đồng có thể mang lại cho nhà đầu tư 1 đồng GRDP tăng thêm. Nếu xét đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các lĩnh vực tính tốn được thì lĩnh vực ngành xây dựng có ICOR thấp nhất (0,2), kế đến là ngành nông – lâm – thủy sản (3,8), ngành công nghiệp (4,4) và cuối cùng là ngành dịch vụ (5,6). Sở dĩ ngành xây dựng có chỉ số ICOR thấp là do tại Tây Ninh giá trị đất, nhà tăng cao đột biến sau thời gian dài trước đó ổn định ở mức khá thấp so với mặt bằng chung trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là so với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, nhất là so với TP HCM. Ngành dịch vụ là ngành có hệ số ICOR cao nhất, cụ thể trung bình giai đoạn 2011 -2016 hệ số ICOR ngành này là 5,6 do đây là ngành mới thu hút nhà đầu tư lớn đến đầu tư lĩnh vực du lịch tại tỉnh Tây Ninh như tập đoàn Vingroup đầu tư vào khu du lịch Núi Bà nhưng lại gặp phải dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngành.

4.1.2. Đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020 Ninh giai đoạn 2016 - 2020

4.1.2.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2016 – 2020, kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh cũng như tình hình chung cả nước phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh của các nước lớn, thiên tai, dịch bệnh trên cả cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là dịch Covid-19 trên người, tuy vậy đầu tư PTKT đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

+ Cơng tác thu hút đầu tư được Tỉnh quan tâm và đã có những thành cơng đáng kể, môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt. Đầu tư khu vực dân doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh về số lượng và nguồn vốn đầu tư nước ngoài đạt được kết quả khá, tăng nhanh.

+ Huy động các nguồn vốn đã đáp ứng nhu cầu nhất định cho đầu tư PTKT của Tỉnh trong những năm vừa qua và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.

+ Huy động tín dụng nhà nước cũng được duy trì, trong đó nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cũng được tận dụng bên cạnh các nguồn ODA cũng đã được khai thác. Điều này góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể các cơng trình cơng cộng, đường xá, cầu ...

4.1.2.2 Hạn chế và nguyên nhân

 Các hạn chế:

 Cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn cho đầu tư PTKT theo nguồn chưa đảm bảo tính cân đối, trong đó nguồn vốn nhà nước cịn khá khiêm tốn và không ổn định. Điều này sẽ khó thúc đẩy để xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, cũng như thực hiện các dự án, cơng trình trọng điểm để tạo sự lan tỏa trong thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân.

 Nguồn thu NSNN cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn đầu tư phát triển của địa phương. Nguồn thu NSNN giai đoạn 2016-2020 đã đạt được kết quả khá cao, tăng vượt bậc so giai đoạn 2011-2015, cơ

cấu nguồn thu đã có chuyển biến theo hướng tích cực, thu từ khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng.

Tuy nhiên, thu NSNN chưa bền vững, nguồn thu từ xổ số kiến thiết còn chiếm tỷ trọng cao, quy mơ thu NSNN vẫn cịn nhỏ, từ đó chi đầu tư PTKT từ ngân sách cũng còn rất hạn chế cho các dự án phát triển kinh tế địa phương.

Mặc dù nguồn vốn chi đầu tư phát triển từ ngân sách đã tăng lên rất cao so với giai đoạn trước nhưng vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu chi đầu tư phát triển của địa phương.

Hiện tại, Tây Ninh mới chỉ trong giai đoạn đột phá, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng đơ thị, kiến tạo nền móng để thu hút các nguồn lực đầu tư. Nhiều dự án, cơng trình vượt q khả năng bố trí vốn của ngân sách địa phương nên phải kéo dài thời gian thực hiện.

Toàn bộ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất được dành cho nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, nguồn thu còn thấp so với tiềm năng của địa phương, số thu hàng năm không đạt theo tiến độ, kế hoạch đề ra làm ảnh hưởng đến việc huy động, phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn và tiến độ thực hiện các dự án, cơng trình.

 Quỹ Tài chính ngồi ngân sách như Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Phát triển đất…chưa được phát huy triệt để. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn ngân sách bố trí cho Quỹ Đầu tư phát triển cịn hạn chế, hầu hết là bổ sung vào cuối năm khi tiết kiệm được chi ngân sách cấp tỉnh nên chưa đủ lực để cho vay, ứng vốn đối với các dự án có quy mơ lớn.

Việc ứng vốn từ Quỹ Phát triển đất tỉnh để bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch chủ yếu là các dự án cơng trình của cấp tỉnh hoặc một số ít huyện, thị xã, thành phố có nguồn vốn đầu tư phát triển tương đối khá, thực hiện các dự án, cơng trình tương đối lớn như Thành phố Tây Ninh, Thị xã Hòa Thành.

 Nguồn vốn thu hút đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng với những lợi thế về vị trí địa lý, tiềm lực sẵn có của địa phương. Chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, đầu tư các ngành, lĩnh vực sản xuất chuyên sâu, mang lại giá trị lợi ích lớn cho phát triển kinh tế địa phương.

 Huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước chủ yếu gồm trái phiếu Chính phủ cũng như vốn ODA, Tình chưa thu hút vốn từ việc phát hành trái phiếu địa phương. Trái phiếu Chính phủ và ODA có tốc độ tăng trưởng khơng ổn định nhưng quy mô và chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn đầu tư từ NSNN. Mặc dù Tỉnh đã có nhiều cố gắng để duy trì nhưng thật sự rất khó chủ động trong việc duy trì nguồn vốn tín dụng này cho đầu tư PTKT.

 Tỉnh chưa triển khai HĐV bằng hình thức trái phiếu địa phương để phát huy nội lực và chủ động nguồn vốn của Tỉnh. Việc kết nối giữa Tỉnh với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa hiệu quả nên chưa tận dụng và khai thác nguồn vốn từ Vùng cho đầu tư PTKT.

Ngồi ra, Tỉnh cũng chưa có phương án thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để tận dụng huy động nguồn vốn tín dụng hỗ trợ, tài trợ thơng qua bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp này đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn tín dụng từ Quỹ Đầu tư phát triển của Tỉnh còn quá khiêm tốn và chưa đáp ứng yêu cầu mong đợi. Điều này một phần là nguồn vốn của Quỹ để tài trợ cho vay các dự án, cơng trình của Tỉnh cũng cịn hạn chế và chưa sử dụng đến 50% trong tồng nguồn vốn của Quỹ.

 Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, cơ chế, chính sách của Tỉnh chưa thật sự mang tính đột phá và quyết liệt trong việc huy động VĐT, cụ thể là phát hành trái phiếu chính quyền địa phương cũng như thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để tận dụng và thu hút tất cả các nguồn lực tài chính có thể có trên địa bàn.

Thứ hai, cơng tác quảng bá hình ảnh của địa phương, kết nối các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả chưa cao. Nhiều doanh nghiệp cịn thiếu thơng tin nên việc hưởng ứng tham gia còn hạn chế. Việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư mang lại hiệu quả chưa cao do phần lớn còn phụ thuộc vào nguồn ngân sách địa phương. Các Trung tâm xúc tiến của tỉnh hiện nay vẫn chưa tự chủ tài chính, cịn phụ thuộc hồn tồn

vào ngân sách tỉnh. Việc xã hội hóa cơng tác xúc tiến cịn nhiều bất cập, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm nên công tác tham gia của doanh nghiệp cịn hạn chế. Cơng tác phối hợp giữa các sở, ngành để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư có lúc chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Các văn bản luật hướng dẫn về đất đai còn nhiều thủ tục phức tạp, chưa đồng bộ gây khó khăn trong cơng tác xúc tiến đầu tư.

Thứ ba, công tác cải cách thủ tục hành chính cịn nhiều vấn đề. Hiện nay, việc đánh giá nền hành chính của một địa phương, đánh giá sự hài lịng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính các cấp, đánh giá năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh của một tỉnh…đều đã được các Bộ, ngành Trung ương hoặc các tổ chức quốc tế lượng hóa bởi các chỉ số như: PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS và ICT INDEX…Tất cả các chỉ số này đều mang tính khách quan, khoa học, sát thực tế, kịp thời và bao quát được hầu hết những lĩnh vực quản lý nhà nước. Trong đó chỉ số PCI được xác định là phổ biến và thường được dùng nhất. Chỉ số PCI năm 2020 của tỉnh Tây Ninh xếp hạng thứ 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. So với năm 2016, mặc dù về điểm số có tăng (4.03 điểm) nhưng đã giảm 04 bậc so với năm 2016.

Thứ tư, hạ tầng của tỉnh chưa phát triển để thu hút nhà đầu tư. Hạ tầng giao thông là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mang tính thiết yếu để phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời hạ tầng giao thông phải đi trước một bước để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Hạ tầng giao thông vận tải bao gồm mạng lưới đường bộ; mạng lưới đường thủy; hệ thống cảng – bến và hệ thống vận tải phục vụ. Tuy nhiên hiện nay mạng lưới đường bộ của Tỉnh có quy mơ nhỏ, chủ yếu là đường cấp III, IV. Hệ thống giao thông Quốc gia qua địa bàn tỉnh rất thấp, chiếm 1,86% mạng lưới đường bộ toàn tỉnh (có 03 tuyến với tổng chiều dài 154km/8.282km); các tuyến này đã đầu tư rất lâu, có quy mơ nhỏ, nhất là QL.22B có quy mơ đạt tiêu chuẩn đường cấp III và đi xuyên qua các đô thị, khu dân cư; hiện nay đã không đáp ứng được nhu cầu vận tải và mất an tồn giao thơng. Hạ tầng giao thông kết nối Tây Ninh với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ít, có quy mơ nhỏ, nhất là kết nối với TP.HCM gần như chỉ có tuyến đường QL.22, hiện đã xuống

cấp và mãn tải nhưng chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Kết nối giữa các phương thức vận tải còn hẹn chế, hoạt động trung chuyển giữa các loại hình vận tải chưa thật sự thuận lợi. Sự phối hợp giữa hai phương thức vận tải thủy bộ tại Tây Ninh chưa phát triển. Bên cạnh đó việc bị chia cắt bởi các hàng rào tự nhiên, như: đường biên giới giáp campuchia dài, giáp với tỉnh Bình Dương, Bình Phước là hồ Dầu Tiếng và sơng Sài Gịn với chiều dài khoảng 70km, nhưng hiện chỉ có 02 điểm kết nối qua sơng Sài Gịn, cầu Sài Gịn và Dầu Tiếng. Sơng Vàm Cỏ Đơng chia cắt tỉnh thành 02 vùng, việc kết nối cần phải có nguồn lực lớn đề đầu tư các cơng trình cầu.

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.2.1. Tổng hợp các biến 4.2.1. Tổng hợp các biến

Việc xem xét trong các yếu tố từ QĐPL, CSĐT, XTTM, CSHT, NGNL,

TTHC, HTTD yếu tố nào thật sự tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với

môi trường đầu tư tại tỉnh Tây Ninh một cách trực tiếp sẽ được thực hiện bằng hồi quy tuyến tính với Mơ hình hồi quy tổng qt sau khi phân tích nhân tố khám phá như sau:

HĐVĐT = β0 + β1* QĐPL + β2* CSĐT + β3* XTTM + β4* CSHT + β5*NGNL + β6* TTHC + + β7C HTTD + ɛ

Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố (Factor score, nhân số).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh (Trang 105 - 111)