Ma trận hệ số tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh (Trang 90 - 105)

Bảng 3 .1 Tổng hợp các biến có liên quan các nghiên cứu trước và dấu kỳ vọng

Bảng 3.9 Ma trận hệ số tương quan

HDV CSDT CSHT TTHC HTTD XTTM QDPL NGNL HDV Pearson Correlation 1 .492 ** .534** .449** .461** .440** .464** .470** Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 248 248 248 248 248 248 248 248 CSDT Pearson Correlation .492 ** 1 .500** .379** .398** .392** .369** .460** Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 248 248 248 248 248 248 248 248 CSHT Pearson Correlation .534 ** .500** 1 .468** .400** .419** .401** .428** Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 248 248 248 248 248 248 248 248 TTHC Pearson Correlation .449 ** .379** .468** 1 .356** .331** .289** .324** Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 248 248 248 248 248 248 248 248 HTTD Pearson Correlation .461 ** .398** .400** .356** 1 .352** .457** .371**

Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 248 248 248 248 248 248 248 248 XTTM Pearson Correlation .440 ** .392** .419** .331** .352** 1 .281** .410** Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 248 248 248 248 248 248 248 248 QDPL Pearson Correlation .464 ** .369** .401** .289** .457** .281** 1 .429** Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 248 248 248 248 248 248 248 248 NGNL Pearson Correlation .470 ** .460** .428** .324** .371** .410** .429** 1 Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 248 248 248 248 248 248 248 248

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Roger và Johnson (1994) cho rằng các hệ số càng lớn thể hiện mức độ quan hệ chặt chẽ nhưng nếu hệ số cao hơn 0,80 thì có thể là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Đồng thời, các biến phải thỏa mãn điều kiện mức ý nghĩa Sig.

Theo dữ liệu Bảng 3.9 nhìn nhận tất cả các hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc HDV đều dương và có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, tất cả các biến đều có mức ý nghĩa sig nhỏ hơn 0,05 và khơng có hiện tượng đa cộng tuyến (tất cả các hệ số đều bé hơn 0.8). Như vậy, với các thông tin trên, cho thấy các nhân tố có tính tương quan khá chặt chẽ và đều có ý nghĩa phù hợp cho sử dụng hồi quy.

Kết luận chương 3

Bằng việc sử dụng mơ hình phân tích khám phá (EFA), qua phân tích các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh, đề tài đã đưa ra được kết luận về các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Tây Ninh theo thứ tự gồm 7 yếu tố:

Quy định pháp lý của Chính phủ về VĐT (QĐPL). Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh (CSĐT).

Xúc tiến thương mại, marketing (XTTM). Cơ sở hạ tầng của tỉnh (CSHT).

Nguồn nhân lực của tỉnh (NGNL). Thủ tục hành chính (TTHC). Hỗ trợ tín dụng (HTTD).

Luận án đã phát hiện ra những yếu tố này là cơ sở khoa học để địa phương đề ra chính sách thu hút vốn đầu tư hiệu quả cho tỉnh Tây Ninh.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TÂY NINH 4.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh 4.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh

4.1.1.1 Sơ lược tình hình phát triển kinh tế

Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế theo Quyết định 2044/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 (Chính phủ, 2010). Theo đó, UBND Tỉnh đã cụ thể hóa những chỉ tiêu kinh tế và một trong những chỉ tiêu quan trọng đó là huy động tập trung nguồn lực vốn cho PTKT. Giai đoạn 2016 - 2020 có thể thấy tình hình kinh tế Tỉnh có tiến triển nhất định, thể hiện tổng giá trị sản phẩm của Tỉnh (GRDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, tài chính tín dụng, đầu tư phát triển, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, cụ thể:

Giai đoạn từ 2016 - 2020, GRDP tăng bình quân là 6,3% theo giá so sánh 2010. Đối với GRDP bình quân đầu người tăng bình qn 8,9% và tính đến ngày 31/12/2020 giá trị GRDP bình quân đầu người là 3.179 USD. Điều này là do kinh tế của Tây Ninh thời gian qua có những tiến triển nhất định bởi sự quan tâm trong đầu tư của Tỉnh đã góp phần cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, châu Âu và giá trị xuất khẩu thực hiện 5 năm từ 2016 - 2020 giá trị xuất khẩu thực hiện đạt 19.000 triệu USD, tăng bình quân hàng năm 8%, trong khi giá trị nhập khẩu đạt 14.689 triệu USD, tăng bình quân 12,8%/năm.

NSNN giai đoạn 2016 – 2020 đạt 41.401 tỷ đồng, tăng bình quân 9,9%, trong đó thu nội địa là 36.497 tỷ đồng, tăng bình qn 13,1%. Trong khi đó, tổng chi NSNN địa phương đạt 42.256,1 tỷ đồng, tăng 5,9% so với kế hoạch, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 9,9%. trong đó phần chi đầu tư của trung ương gồm chương trình nơng

thơn mới, cơng trình mục tiêu quốc gia cũng như xây dựng cơ bản những cơng trình trọng điểm. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển được quan tâm nhất định và tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2016 - 2020 thực hiện đạt 141.063 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 13,6% và bằng 38,6% GRDP bình quân, tăng gấp 1,6 lần so giai đoạn 2011-2015, trong đó khu vực dân doanh chiếm 48,6%, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 34,7% và khu vực nhà nước chiếm 16,7%. Điều này cho thấy, Tỉnh đã có sự quan tâm đặc biệt trong việc huy động các nguồn vốn cho ĐTPTKT nhằm tạo sự lan tỏa và cộng hưởng để tạo sự tăng trưởng và phát triển của địa phương.

Tổng nguồn VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 -2020 là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng rất nhanh qua từng năm. Điều này cho thấy trong mỗi giai đoạn có những điều chỉnh về nguồn VĐT nhưng trong giai đoạn 3 năm gần đây Tỉnh có xu hướng gia tăng nguồn HĐV cho đầu tư. Đây là dấu hiệu tích cực trong việc HĐV để đóng góp cho tăng trưởng và PTKT của Tỉnh.

Bảng 4.1. Tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Tây Ninh giai đoạn 2016-2020 so với giai đoạn 2011-2015

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2011-2015 2016-2020 trưởng Tăng (%) 1 VĐT phát triển trên địa bàn Tỷ đồng 87.692 141.063 60,8

Khu vực Nhà nước Tỷ đồng 18.236 20.883 14,5

Khu vực dân doanh Tỷ đồng 48.964 71.868 46,8

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi Tỷ đồng 20.492 48.312 135,8

2 Cơ cấu VĐT theo khu vực

Khu vực nhà nước % 20,8 14,8

Khu vực dân doanh % 55,8 51,0

Khu vực có VĐT nước ngồi % 23,4 34,2

Từ bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu VĐT cho PTKT toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm mạnh tỷ trọng VĐT từ khu vực nhà nước, tăng mạnh tỷ trọng VĐT từ khu vực tư nhân. Cụ thể: VĐT khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng 14,8%, giảm 6,0% so giai đoạn 2011-2015; đầu tư khu vực dân doanh chiếm tỷ trọng 51%, giảm 4,8% so giai đoạn 2011-2015; khu vực FDI chiếm tỷ trọng 34,3%, tăng 10,8% so giai đoạn 2011-2015. Nguồn vốn khu vực dân doanh và FDI tăng khá cao thể hiện sự khởi sắc rõ nét về phát triển kinh tế của địa phương; Tỉnh đã chú trọng cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được phát triển, bình đẳng trong đầu tư, sản xuất kinh doanh. Cơng tác thu hút đầu tư đã có những thành công đáng kể, môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt. Đầu tư khu vực dân doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh về số lượng và nguồn vốn. Địa phương đã ký kết hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế -xã hội với: Thành phố Hà Nội, Hồ Chính Minh; Đồng Nai, Long An, Bình Phước.

Việc kêu gọi đầu tư có chiều hướng tích cực, trong 5 năm 2016 – 2020, thu hút VĐT trong và ngoài nước đạt 43.958 tỷ đồng và 4.346 triệu USD Đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 4.346 triệu USD, trong đó cấp mới 129 dự án với vốn đăng ký là 2.687 triệu USD, có 14 dự án có VĐT lớn từ 50 triệu USD trở lên. Lũy kế đến 2020, FDI trên địa bàn có 330 dự án, vốn đầu tư đạt 7.570 triệu USD. Đây là tín hiệu tích cực bởi dịng vốn FDI, một nguồn vốn gia tăng cho địa phương, để tạo đà cho PTKT. Đầu tư trong nước đạt 43.958 tỷ đồng, trong đó cấp mới 237 dự án với vốn đăng ký là 38.572 tỷ đồng. Lũy kế có 565 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký là 77.302 tỷ đồng. Lĩnh vực chủ yếu thu hút dự án trong nước là chăn nuôi, chế biến, bảo quản nông sản, trung tâm thương mại, dịch vụ, đô thị, khu du lịch, trường học, bệnh viện tư nhân. Trong giai đoạn đã thu hút được 10 dự án năng lượng mặt trời với vốn đăng ký 19.713 tỷ đồng và 01 dự án phát triển du lịch với vốn đăng ký 3.840 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 2016-2020 là 2.800 doanh nghiệp với số vốn điều lệ là 26.000 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp FDI là 120 doanh nghiệp với số vốn điều lệ khoảng 500 triệu USD.

Bảng 4.2. Nguồn vốn đầu tư - phân theo nguồn (2016 – 2020)

Đơn vị tính: tỷ đồng

CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

VĐT phát triển trên

địa bàn 20.281 23.612 27.858 34.361 34.952 Khu vực Nhà nước 3.041 3.284 4.218 4.490 5.851

Tỷ trọng 15,0 13,9 15,1 13,1 16,7

Khu vực dân doanh 10.768 12.609 13.955 17.546 16.989

Tỷ trọng 53,1 53,4 50,1 51,1 48,6

Khu vực có VĐT

nước ngồi 6.471 7.719 9.685 12.325 12.112

Tỷ trọng 31,9 32,7 34,8 35,9 34,7 Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Niên giám thống kê của Tỉnh (2016 - 2020)

Từ bảng 4.2 cho thấy, tổng nguồn VĐT của Tỉnh được phân gồm 3 nguồn là nhà nước, ngoài nhà nước (khu vực dân doanh gồm các tổ chức kinh tế ngoài nhà nước và dân cư) và FDI. Theo số liệu thống kê của Tỉnh cho thấy trong cơ cấu nguồn VĐT này có sự chuyển biến rõ rệt từ khu vực dân doanh sang khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Trong giai đoạn 05 năm qua (2016 - 2020), tỷ trọng nguồn vốn đầu tư của Tỉnh cụ thể:

- Vốn nhà nước, năm 2016 tỷ trọng chiếm 15% so với tổng nguồn VĐT. Tỷ trọng vốn nhà nước đến năm 2020 chiếm 16,7% trong tổng nguồn VĐT của Tỉnh. Tỷ trọng này cho thấy, tốc độ tăng của vốn nhà nước trong tổng VĐT có sự tăng trưởng ở năm cuối giai đoạn.

- Vốn dân doanh năm 2016 chiếm đến 53,1%, nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm, đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 48,6%, nguyên nhân là do tỷ trọng vốn nhà nước và vốn FDI có sự gia tăng cao từ năm 2016.

- Vốn FDI có tỷ trọng tăng trưởng đáng kể trong suốt thời gian từ 2016 đến nay và gần như tốc độ tăng nhanh dần đều trong thời gian qua đạt 48.312 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so giai đoạn 2011-2015, tương ứng tăng 27.820 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn FDI chiếm trên 31,9% tổng vốn đầu tư từ 2016 và đến năm 2020 chiếm 34,2%, tương ứng hơn 1/3 tổng VĐT của Tỉnh.

Trong giai đoạn gần 05 năm qua có sự tiến triển nhất định. Tỉnh đã huy động được nguồn lực đáng kể trong dân cư, các thành phần kinh tế và cả nguồn vốn FDI để tạo nguồn cho PTKT. Đây là xu hướng tích cực và có triển vọng trong thời gian tới.

Hình 4.1. Vốn đầu tư khu vực nhà nước (2016 – 2020)

Trong giai đoạn 2016-2020, VĐT khu vực nhà nước đạt 20.884 tỷ đồng, tăng 14,5% so giai đoạn 2011-2015, tương ứng tăng 2.648 tỷ đồng. Trong giai đoạn, Tỉnh đã tập trung thực hiện các biện pháp tái cơ cấu đầu tư công theo hướng sửa đổi quy chế phân cấp quản lý, bảo đảm nguyên tắc chỉ quyết định đầu tư đối với dự án đã đủ thủ tục theo quy định và khi đã xác định rõ nguồn, mức vốn và khả năng cân đối nguồn vốn, tăng cường nguồn lực ngân sách cho đầu tư; tập trung bố trí vốn cho các cơng trình trọng điểm, đặc biệt là các cơng trình hạ tầng kỹ thuật có sức lan tỏa lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2016 2017 2018 2019 2020

VĐT khu vực nhà nước giai đoạn 2016-2020

Bảng 4.3. Đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương (2016 – 2020) Đơn vị tính: tỷ đồng TT Nội dung Tổng số 2016- 2020 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 TỔNG CHI NSĐP 42.202 7.390 7.167 8.299 8.771 10.575 CHI ĐTPT 16.301 2.968 2.380 2.974 2.862 4.521 Tỷ trọng chi ĐTPT so tổng chi NSĐP (%) 38,6 40,2 33,2 35,8 32,6 42,8

I Từ nguồn thu cân đối

NSĐP 13.749 2.856 2.204 2.465 2.472 3.752

1 Từ nguồn thu XSKT 6.707 1.010 1.159 1.345 1.387 1.806 2 Từ nguồn thu từ đất 1.437 253 182 317 270 415 3 Từ NT cân đối NS còn lại 5.605 1.593 863 803 815 1.531

II Bội chi ODA 36 12 24

II Từ nguồn vốn NSTW bổ

sung hỗ trợ 2.516 100 176 509 390 745

1 CT mục tiêu quốc gia 447 30 65 74 90 188

2 CT mục tiêu, DA trọng

điểm 2.069 70 111 435 300 557

a Đầu tư dự án từ nguồn

vốn nước ngoài 664 33 80 284 96 171

b Đầu tư các dự án từ

nguồn vốn trong nước 809 37 31 151 204 386 c Vốn trái phiếu chính phủ 596 0 0 104 340 152

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Sở Tài chính Tây Ninh (2016 - 2020)

Từ bảng 4.3 cho thấy, vốn vay của Chính phủ: Trái phiếu Chính phủ và ODA nhìn chung cũng có tốc độ tăng trưởng khơng ổn định. Điều này đa phần là do khó

khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này và phụ thuộc phần lớn vào sự phân bổ của Trung ương.

Mặc dù nguồn vốn chi ĐTPT từ ngân sách địa phương đã tăng lên rất cao (chiếm tỷ lệ 42,8% vào năm 2020) nhưng quy mơ cịn nhỏ và phụ thuộc khá lớn từ nguồn thu từ xổ số, chiếm 38,8% tổng chi ĐTPT từ NSĐP.

Hình 4.2. Vốn đầu tư khu vực dân doanh (2016 – 2020)

Từ hình 4.3 cho thấy, khu vực dân doanh (ngồi nhà nước) đạt 71.867 tỷ đồng, tăng 46,8% so giai đoạn 2011-2015, tương ứng tăng 22.903 tỷ đồng. Trong cơ cấu vốn ngồi nhà nước thì gần như tỷ lệ 3 - 7 giữa vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp so với đầu tư của dân cư (bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân). Điều này có thể nhìn nhận trong thời gian gần đây, xu hướng các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể của khu vực dân cư trên địa bàn đã phát triển nhanh dưới các hình thức sản xuất theo những mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp, chuyển đổi phương thức sản xuất nên nhu cầu sử dụng vốn tăng đáng kể. Vì vậy, việc gia tăng nguồn VĐT và mở rộng đầu tư đang có những chuyển biến tích cực, cụ thể:

- Vốn các tổ chức, doanh nghiệp có tỷ trọng vốn ổn định và chiếm khoảng gần 30% so với tổng vốn đầu tư ngoài nhà nước. Về tốc độ tăng trưởng, vốn các tổ chức, doanh nghiệp có xu hướng tăng trưởng khơng ổn định qua các năm, tăng mạnh nhất năm 2019, nhưng năm 2020 lại giảm.

0 5.000 10.000 15.000 20.000 2016 2017 2018 2019 2020

Vốn đầu tư khu vực dân doanh giai đoạn 2016-2020

- Vốn đầu tư của dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn xấp xỉ 70% và xu hướng tăng trưởng trưởng ổn định qua các năm.

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Niên giám thống kê của Tỉnh (2016 - 2020)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh (Trang 90 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)