Những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức không gian ở thích ứng với hoạt động kinh tế nông nghiệp công nghệ cao khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông hồng (Trang 72 - 75)

8. Cấu trúc luận án

1.5 Những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết

1.5.1 Những vấn đề bất cập tồn tại.

Mặc dù bộ mặt và không gian nông thôn đã ngày một đổi mới, hiện đại hơn tuy nhiên sự thay đổi đó chỉ là sự sao chép cuộc sống đô thị một cách cưỡng ép mà khơng có những chính sách, hệ thống lý luận hướng dẫn nào hoàn chỉnh để phù hợp với điều kiện cho phát triển kinh tế nơng thơn, đó là phát triển nơng nghiệp CNC. Cho nên, từ quy hoạch điểm dân cư cho tới những KGO và đặc biệt là cơng trình phục vụ sản xuất ứng dụng công nghệ cao chưa đáp ứng được yêu cầu gây nên tình trạng lộn xộn. Cụ thể như sau:

+ Bất cập về hoạt động sản xuất và dịch vụ đơn lẻ, manh mún, không liên kết do chưa tạo ra được những không gian liên kết sản xuất liền kề.

+ Bất cập về mối quan hệ cấu trúc công năng giữa KGO và không gian hoạt động KTNN CNC. Khn viên ở bố cục phân tán khó khăn cho sản xuất cơ giới và tự động hóa hay áp dụng CNC.

+ Bất cập về dây chuyền sản xuất: Do thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang sử dụng máy móc hiện đại và cơng nghệ mới nên KGO chưa sẵn sàng cho một khơng gian cần có đáp ứng điều kiện cho phục vụ sản xuất.

+ Bất cập về khả năng cung cấp các dịch vụ nông nghiệp một cách thuận lợi cho người dân để đáp ứng điều kiện cho nông dân áp dụng được CNC vào sản xuất và quá trình sau thu hoạch.

+ Bất cập về vấn đề giảm diện tích khn viên hộ, sản xuất trong khn viên cũng như khu vườn đặc trưng của mỗi hộ truyền thống sẽ bị mất đi, bên cạnh đó việc thiếu diện tích canh tác ngồi cư trú sẽ làm cho yếu tố di dân con lắc ra thành phố càng lớn. Tuy nhiên, giải pháp ứng dụng CNC vào nơng nghiệp với việc có thể trồng trọt và hoạt động kinh tế mà không bị ảnh hưởng đến thời tiết và không gian lớn sẽ là một lợi thế để sản xuất NNCNC trong cư trú, đặc biệt là trong khu vườn hộ với diện tích nhỏ hẹp.

+ Việc xây dựng vùng chuyên canh NNCNC còn nhiều bất cập; những cánh đồng mẫu lớn chưa thật sự hình thành; việc lựa chọn, quyết định thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần tiếp tục tính đến sự phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương trong vùng.

+ Việc đổi mới trong công tác nghiên cứu khoa học; tăng cường đào tạo nghề chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất các ngành sản xuất nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, cần tiếp tục đẩy mạnh và hiệu quả hơn.

+ Việc tổ chức các không gian phát triển dịch vụ nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người nông dân cần được nhân rộng.

+ Việc hồn thiện các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần được triển khai quyết liệt.

+ Việc nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp cịn nhiều bất cập: Rà sốt, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch chưa thật sự

gắn với nghiên cứu thị trường, việc đảm bảo tính khả thi và tuân thủ quy hoạch đã hạn chế việc sản xuất theo phong trào, tránh tình trạng được mùa rớt giá.

+ Việc quản lý chất lượng nơng sản, vệ sinh an tồn thực phẩm, coi truy xuất nguồn gốc đối với hàng nông sản của doanh nghiệp đang là yêu cầu cấp bách và bắt buộc để doanh nghiệp phải có trách nhiệm đầu tư vào vùng nguyên liệu.

1.5.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Tổ chức KGO và hoạt động kinh tế nông nghiệp nhằm xây dựng một môi trường sống tốt và đảm bảo cho con người không bị những ảnh hưởng và tác động xấu của môi trường sản xuất và hoạt động nông nghiệp gây ra là cấp bách.

+ Hệ thống hóa quan điểm lý luận về các nguyên tắc tổ chức KGO với không gian hoạt động KTNN CNC.

+ Tổ chức khơng gian điểm dân cư NNCNC thích ứng với sự phát triển của hoạt động KTNNCNC: Luận án nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những bất cập về cấu trúc công năng tổng thể của điểm DCNT.

+ Tổ chức khơng gian nhóm ở thích ứng với hoạt động KTNN trong khu cư trú nhằm phù hợp với CNC: Luận án nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những bất cập về sự manh mún, thiếu chức năng liên kết trong sản xuất.

+ Tổ chức khơng gian nhà ở thích ứng với hoạt động KTNN CNC trong khuôn viên ở: Luận án nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những bất cập về sự manh mún, thiếu chức năng liên kết trong sản xuất; thiếu thành phần chức năng phục vụ dịch vụ nông nghiệp và phát triển NNCNC.

+ Tổ chức hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan và môi trường nông thôn: Luận án nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những bất cập về thiếu không gian xanh, ô nhiễm môi trường.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VIỆC TỔ CHỨC KHƠNG GIAN Ở THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NƠNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ

CAO KHU VỰC NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức không gian ở thích ứng với hoạt động kinh tế nông nghiệp công nghệ cao khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông hồng (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)