8. Cấu trúc luận án
2.3 Các điều kiện ảnh hưởng đến tổ chức KGO thích ứng với hoạt động
2.3.2.1 Thu nhập và mức sống của dân cư nông thôn
Mặc dù người dân nông thôn thu nhập đại đa số thấp hơn dân cư đô thị, nhưng mức sống bình quân hiện nay của họ đã cao hơn trước. Họ thu nhập kinh tế gia đình từ nhiều nghề như: làm trang trại gia đình; chăn ni kết hợp với làm ruộng; làm buôn bán dịch vụ nông nghiệp kết hợp với làm ruộng; làm nghề phụ kết hợp với làm ruộng; làm nghề thủ công; làm công nhân các khu công nghiệp hay họ mở các công ty kinh doanh buôn bán nông thổ sản.
- Nhìn chung, một bộ phận khơng nhiều dân cư nông thôn đã tự vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất của họ, cịn lại vẫn đa phần có thu nhập khiêm tốn vì khơng biết vận dụng kiến thức về phát triển nông nghiệp.
2.3.2.2 Các mơ hình tổ chức hoạt động kinh tế nơng nghiệp CNC tác động đến tổ chức KGO nông thôn
- Kinh tế hộ ( Kinh tế vườn hộ): Hộ nông dân là tổ chức kinh tế phổ biến nhất cho
mọi nền nông nghiệp, chiếm đa số trong cư dân nông nghiệp. Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình vào sản xuất. Hộ sản xuất NNCNC là những hộ ứng dụng CNC trong quá trình sản xuất nơng nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao nhằm tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và ổn định cuộc sống cho các hộ nông dân. Kinh tế vườn hộ phát triển kéo theo sự phát triển của KGO và điều kiện sống của người dân. Hiện nay quy mơ diện tích canh tác của các nông hộ nhỏ nên sản xuất manh mún và hiệu quả kinh tế thấp [47]. Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Singh (2007) chỉ ra rằng, các trang trại quy mơ nhỏ có hiệu quả hơn các trang trại có quy mơ lớn [93]. Do vậy kinh tế vườn hộ sẽ có tác động rất lớn đến điều kiện ăn ở và sinh hoạt của người dân do sự phát triển của nó. Kinh tế vườn ở nước ta là kinh tế lấy khu đất quanh nhà làm nền tảng để phát triển kinh tế hộ. Từ cơ sở sản xuất
- Kinh tế trang trại: Trang trại là những nông trại được tổ chức hoạt động dựa vào
tài sản góp vốn hoặc hợp tác của gia đình mà khơng phải điều hành bởi các nhà quản lý được thuê mướn. Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nơng nghiệp được hình thành và phát triển trên nền tảng của kinh tế nông hộ và về cơ bản mang bản chất nông hộ. Kinh tế trang trại quy mơ gia đình hộ là loại hình thích hợp và phổ biến nhất. Chủ trang trại là chủ gia đình, là người vừa điều hành vừa tham gia sản xuất [38]. Nhìn chung, mức độ trang bị cơ giới và áp dụng khoa học công nghệ của các trang trại này cũng rất yếu kém. Khả năng liên kết với thị trường hạn chế, khả năng cạnh tranh kém. Ơ nhiễm mơi trường lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến KGO của các hộ dân sống xung quanh. Rác thải và xử lý nước thải yếu kém.
Bảng 2.6. Bảng thống kê số trang trại trồng trọt thay đổi theo các năm
Đơn vị tính: Trang trại
Địa phương
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng số trang trại Trang trại trồng trọt Tổng số trang trại Trang trại trồng trọt Tổng số trang trại Trang trại trồng trọt Hà Nội 3227 131 1942 48 1927 38 Bắc Ninh 154 1 91 5 104 19 Hưng Yên 861 8 751 41 782 46 Vĩnh Phúc 1136 10 726 12 665 7 Hà Nam 739 3 619 9 438 9 Hải Dương 832 625 24 695 50 - Doanh nghiệp CNC
Doanh nghiệp NNCNC là doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao. Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng CNC để sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Tạo ra sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao. Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành. Được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển CNC.
Bảng 2.7. Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ở vùng Đồng bằng sông Hồng đăng ký thành lập giai đoạn 2013 – 2019 [31], [67]
Đơn vị tính: Doanh nghiệp NNCNC
Địa phương Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 ĐBSH 26 33 53 73 100 125 147 Bắc Ninh 03 03 03 04 04 05 05 Hà Nội 16 22 38 48 59 71 88 Hưng Yên 0 01 02 03 09 10 13 Vĩnh Phúc 02 02 02 02 04 07 07 Hà Nam 0 0 0 05 06 08 08 Hải Dương 0 0 0 01 02 02 02 - Hợp tác xã kiểu mới
Hợp tác xã NNCNC là một tổ chức của kinh tế hợp tác của những người sản xuất NN CNC. Là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật đề phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Theo bà Thái Hương. Hợp tác xã NNCNC có thể là các tổ chức kinh tế hợp tác của nơng dân, ít nhất trên 3 lĩnh vực: thứ nhất là cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu… hợp tác trong khâu làm đất, thủy lợi, thứ hai trong lĩnh vực giải quyết đầu ra của sản xuất nông nghiệp bao gồm hoạt động thu mua, chế biến, đóng gói và tiêu thụ nơng sản ở thị trường trong nước và thứ ba là trong lĩnh vực trực tiếp tổ chức sản xuất tập trung trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
- Liên kết các thành phần kinh tế nông nghiệp CNC.
Mơ hình liên kết các hộ với các doanh nghiệp nói riêng và mơ hình liên kết 4 nhà đang tạo được thành công bước đầu của các mơ hình tổ chức sản xuất mới trong nơng nghiệp và mở ra tương lai cho sự phát triển của nền nơng nghiệp cả nước.
Hình 2.10. Sơ đồ quan hệ các thành phần kinh tế trong liên kết sản xuất CNC
Mơ hình này sẽ là một bước ngoặt thay đổi lớn cho không gian nông thôn với đặc điểm: tập trung ruộng đất, giảm tình trạng manh mún của khơng gian canh tác, khơng gian nông thôn cần hiện đại hóa và hạ tầng kỹ thuật giao thơng sẽ bê tơng hóa để phù hợp với tiến trình cơ giới hóa, tự động hóa cho sản xuất quy mơ lớn và liên kết. Bên cạnh đó, dưới sự liên kết của các doanh nghiệp, các hộ nơng dân có thể tự chủ sản xuất trên mảnh đất của mình, mà khơng sợ bị thu hồi hay mất đất canh tác.
Thực tế cho thấy, với mơ hình này, nơng dân tham gia sản xuất hàng hóa cho doanh nghiệp, được doanh nghiệp đầu tư vốn đầu vào, đảm bảo đầu ra. Doanh nghiệp có lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cho xuất khẩu. Ngồi ra, thực tiễn cịn xuất hiện các mơ hình liên kết mới theo chiều ngang, liên kết giữa những người sản xuất, các đơn vị kinh doanh với nhau… Đây là những mơ hình tổ chức sản xuất được xem là xu thế tất yếu, là tương lai của nền nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất từ sự liên kết trong kinh tế, doanh nghiệp với nông dân và cộng đồng dân cư nông nghiệp với nhau, tính liên kết trong tổ chức khơng gian sao cho bố trí quy hoạch sản xuất, kinh doanh một cách hợp lý nhất tạo tiền đề cho mối quan hệ kinh tế đó được phát triển một cách toàn diện nhất. Thời kỳ cạnh tranh kinh tế thị trường cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh. Nông dân cá thể không thể làm được điều này. Nông dân phải tổ chức được "hành
động tập thể" theo quy trình sản xuất chung theo từng cánh đồng lớn. Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại của nông dân được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng hàng hóa… Đây chính là các yếu tố để nơng dân xây dựng hành động tập thể.